Tắm đêm đôi khi trở thành thói quen của nhiều người, nhất là những người có công việc bận rộn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bị đột quỵ khi tắm đêm được ghi nhận. Vậy nguyên nhân do đâu? Liệu có phải cứ tắm đêm là sẽ bị đột quỵ hay không?
Đột quỵ là tình trạng máu lên não bị suy giảm hoặc tắc nghẽn chủ yếu là do sự hình thành các cục máu đông, chèn ép dòng vận chuyển máu lên não, khiến não bị không được cung cấp máu và oxy bị “chết” – mất chức năng. Đây là bệnh lý cấp tính, cực kỳ nguy hiểm, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong nếu không được xử trí kịp thời và cho dù có sống sót qua cơn đột quỵ cũng gần 90% người bị đột quỵ phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: liệt nửa người, méo mặt, mờ mắt…
Trên thực tế, tắm đêm vốn không phải là nguyên chính gây đột quỵ mà chỉ là một yếu tố thúc đẩy quá trình phát bệnh. Đa phần các bệnh nhân bị đột quỵ khi tắm đêm thường mắc một trong các bệnh lý có sẵn như:
– Cao huyết áp
– Tim mạch
– Mỡ máu cao
– Một số bệnh lý liên quan khác
Cùng với đó, khi tắm ,nhiệt độ cơ thể cũng sẽ thay đổi, từ đó tạo áp lực lên thành mạch, gây co mạch đột ngột, dẫn đến vỡ động mạch hoặc tắc mạch máu. Ngoài ra, còn có một số các yếu tố kích thích khác như:
Trước khi đi tắm, nhiều người thường có thói quen đại tiện. Việc gắng sức để loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể sẽ làm tăng áp lực ở ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị. Đồng thời làm tăng áp lực lên động mạch, khiến cho tim và hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng. Đây cũng là lý do tại sao những người bị táo bón có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với người bình thường.
Những thay đổi về huyết áp trong khi tắm rất dễ dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ hoặc tắc nghẽn mạch máu, từ đó gây ra đột quỵ. Thay đổi huyết áp diễn ra do cơ thể tiếp xúc với nguồn nhiệt bên ngoài một cách đột ngột như khi đang tắm. Chính vì vậy, người có tiền sử cao huyết áp cần lưu ý, hạn chế tắm vào buổi sáng sớm và đêm khuya, bởi đây là hai thời điểm nguy hiểm trong ngày, nhiệt độ xuống thấp và huyết áp tăng cao.
Một số người thường có thói quen dội nước từ đỉnh đầu xuống toàn thân khi tắm. Tuy nhiên, việc này là rất nguy hiểm, bởi việc đột ngột xả nước xuống đầu sẽ khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch. Do vậy, để đề phòng đột quỵ khi tắm, bạn nên thực hiện một cách tuần tự, bắt đầu từ chân và dần dần đi lên một cách nhẹ nhàng.
Nước lạnh là nguyên nhân khiến các động mạch co lại, làm giảm lượng máu lưu thông lên não. Việc tiếp xúc nước lạnh đột ngột có thể làm tăng sự căng thẳng cho hệ thần kinh giao cảm, nhiệt độ giảm mạnh và huyết áp tăng cao, từ đó dễ gây ra tình trạng đột quỵ. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn không nên tắm bằng nước lạnh và phải giữ ấm cơ thể sau khi tắm, nhất là vào mùa đông.
Như đã nhắc đến từ phần trên, khi càng về tối muộn, nhiệt độ sẽ càng giảm và đi kèm với đó là sự thay đổi huyết áp nhẹ. Do vậy, các chuyên gia thường khuyên bạn không nên tắm sau 23 giờ. Đặc biệt, bạn cũng cần chú ý không nên tắm đêm trong các trường hợp sau đây để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm:
Khi bận vận động và tập luyện ở cường độ cao, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi và lỗ chân lông sẽ nở ra. Nếu bạn tắm ngay lúc này và nhất là tắm bằng nước lạnh có thể gây choáng váng, thiếu máu não, nặng nhất chính là đột quỵ… Vì vậy, lúc này bạn chỉ nên lau khô người và ngồi nghỉ ngơi cho đến khi thân nhiệt trở lại bình thường mới tắm.
Rượu có thể gây ức chế các hoạt động của chức năng gan, đồng thời ngăn cản quá trình giải phóng glycogen. Nếu tắm ngay sau khi sử dụng rượu bia sẽ làm tăng nồng độ cồn trong máu, tắm bằng nước nóng cũng sẽ làm tăng tốc độ tuần hoàn máu khiến lượng đường huyết tiêu hao nhiều. Khi lượng đường trong máu xuống mức thấp, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống theo và có thể gây sốc, cảm lạnh, dễ gây hoa mắt, chóng mặt thậm chí đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Người ốm thường có hệ miễn dịch yếu hơn so với bình thường. Thân nhiệt có thể lên tới 39 – 40 độ C và người của bạn lúc này sẽ rất yếu. Nếu tắm vào thời điểm nay sẽ dễ dẫn đến hậu quả không mong muốn, trong đó bao gồm cả đột quỵ.
Tắm muộn trong thời kỳ kinh nguyệt cũng sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng đau bụng kinh hoặc đau đầu. Vào thời điểm này là lúc khí huyết của người phụ nữ bị mất đi, dễ gây thiếu máu. Nếu tắm muộn có thể khiến tuần hoàn máu kém đi rất nhiều và dễ bị choáng váng, đột quỵ.
Chắc hẳn bạn vẫn thường được khuyên rằng không nên tắm ngay sau khi ăn phải không nào? Câu trả lời đơn giản là bởi ngay sau khi ăn, cơ thể sẽ tập trung máu nhiều hơn vào hệ tiêu hóa để tiêu thụ lượng thức ăn bạn vừa nạp vào cơ thể. Nếu bạn tắm ngay vào lúc này, các mạch máu sẽ giãn nở, lượng máu lúc này cũng sẽ giảm xuống, có thể gây ra các bệnh về dạ dày, tá tràng.
Nguy hiểm hơn chính là tắm ngay khi đang đói, bởi lúc này đường huyết trong cơ thể bạn sẽ giảm xuống nhanh chóng, tốc độ giảm càng nhanh hơn nếu bạn tắm với nước lạnh, dễ gây ra hoa mắt, chóng mặt và đột quỵ. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tắm vào trước hoặc sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Mặc dù đây là trường hợp ít người mắc phải nhưng không phải là không có. Một số người đôi khi không nhận biết được rằng mình đang bị huyết áp thấp mà chỉ đơn giản là cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn so với bình thường, muốn đi tắm và nghỉ ngơi sớm. Nhưng đây cũng là lúc nguy hiểm nhất, bởi khi tắm, mạch máu sẽ giãn ra, người đang tụt huyết áp có nguy cơ không cung cấp đủ lượng máu cho tim hoặc não dẫn đến đột quỵ, hôn mê bất tỉnh.
Nếu bạn thường xuyên phải làm việc muộn thì nên điều chỉnh lại thời gian và không tắm muộn để tránh những hậu quả đáng tiếc như đột quỵ khi tắm. Không chỉ vậy, nếu bạn đang có những bệnh lý liên quan đến thần kinh, có thể gây ra tình trạng đột quỵ thì nên đến các cơ sở y tế tuy tín có chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám. Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ và điều trị kịp thời giúp tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh