Vì sao khi ngủ bạn lại gặp ác mộng?

Nội dung

Tương tự như trên những bộ phim truyền hình, ác mộng hoàn toàn có thể khiến cho bạn phải thức dậy giữa đêm. Những cơn ác mộng không phải chỉ xuất hiện ở trẻ em hoặc một số ít người lớn bởi chúng thực sự rất phổ biến đối với người trưởng thành. Cứ 10 người lớn thì có 7 người gặp phải ác mộng và có 3 người bị kinh hãi tới mức phải thức dậy giữa đêm hàng tháng.

Điều gì gây nên những cơn ác mộng ở người trưởng thành?

Những cơn ác mộng ở người trưởng thành có thể do thuốc, gen, các bệnh thoái hóa hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, các thương tổn chưa hồi phụ hoặc không hồi phục và những cảm xúc cũng như suy nghĩ của bạn trong thời gian xung quanh cơn ác mộng.

Những cảm giác căng thẳng, lo sợ vào ban ngày là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể đưa bạn bước vào cơn ác mộng vào ban đêm. Và đối với một số người, đặc biệt là những người nhạy cảm, họ có một ranh giới rất mỏng giữa thực tại và giấc mơ. Điều đó có nghĩa là cuộc sống khi thức của họ có tác dụng kích thích cũng như “tạo hình” cho giấc mơ khi ngủ của họ bao gồm cả giấc mơ màu hồng và cơn ác mộng.

Có giả thuyết cho rằng, ác mộng là một hình thức của giấc mơ không thực hiện được chức năng của nó. Các nhà khoa học tin rằng chức năng của giấc mơ là liên kết và lưu lại sự kiện cũng như cảm xúc của từng kỷ niệm và đào thải những cảm xúc tiêu cực diễn ra khi bạn thức. Ác mộng được cho là sẽ xuất hiện khi những ký ức và kỷ niệm cũng như cảm xúc mới không được hòa nhập với nhau hoặc có sự rối loạn cảm xúc vui vẻ hạnh phúc và tiêu cực. Khi đó, những ký ức đẹp và những cảm xúc tiêu cực chưa được đào thải sẽ hòa lẫn với nhau, khiến cho giấc mơ của bạn không làm tròn được nhiệm vụ của nó và gây xuất hiện những cơn ác mộng.

Một trong những ví dụ điển hình là khi bạn gặp phải tai nạn giao thông, nếu bạn không thể ngay lập tức xử lý tất cả những cảm xúc tiêu cực mà tai nạn giao thông gây ra, sự sợ hãi tổn thương và tử vong sẽ áp đảo tất cả những cảm xúc khác gây nên những sự rối loạn xúc cảm và gây nên cơn ác mộng.

 

Gạt bỏ những cơn ác mộng

Cơn ác mộng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có rối loạn về tâm lý, do đó, việc gặp phải ác mộng trên góc độ khoa học là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp ác mộng, điều đó cho thấy dấu hiệu quá tải về cảm xúc và thông tin trên não bộ.

Khám bác sĩ tâm thần và thực hiện liệu pháp trị liệu hoặc thuốc (nếu cần) để ổn định tâm cảm xúc và lượng thông tin lên não bộ.

Một số cách khác để giảm thiểu những cơn ác mộng:

  • Bạn tự nhận ra mình đang có cơn ác mộng: Điều này nghe có vẻ bất khả thi, nhưng không phải không thể thực hiện được. Chỉ cần suy nghĩ và quyết tâm thực hiện điều này trước khi ngủ, bạn sẽ làm được.
  • Dừng giấc mơ của bạn: Dù tin hay không, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này nếu như bạn nhận ra được mình đang ở trong cơn ác mộng.
  • Thay đổi kết thúc giấc mơ của bạn: Nếu bạn không muốn dừng giấc mơ, hãy thay đổi kết thúc giấc mơ của bạn theo chiều hướng bạn muốn thành kết thúc tốt đẹp hơn.

 

Lời khuyên

Nếu bạn nhận thấy rằng mình gặp phải quá nhiều cơn ác mộng, hãy điều chỉnh lại tâm lý, tìm cách giảm căng thẳng và đến khám bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top