Bệnh thận và tiểu đường đi đôi với nhau, trên thực tế, bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận, lượng đường trong máu cao đi kèm với bệnh tiểu đường đòi hỏi thận phải làm việc chăm chỉ hơn để lọc nước dư thừa và chất thải. Một số bệnh liên quan đến thận phổ biến nhất là sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp.
Giai đoạn đầu, bệnh thận do tiểu đường không xuất hiện các triệu chứng. Ở giai đoạn sau, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Để bảo vệ thận khi bị tiểu đường, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Bổ sung nhiều trái cây và rau củ trong chế độ ăn uống giúp giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận và nhiễm toan chuyển hóa. Đây là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều axit, không thể bài tiết đủ axit hoặc không thể cân bằng axit. Lượng axit dư thừa tiềm ẩn các triệu chứng nguy hiểm, chẳng hạn như thở nhanh, mệt mỏi, lú lẫn và thậm chí là sốc hoặc tử vong. Trái cây và rau củ giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết qua nước tiểu.
Việc bổ sung nhiều trái cây và rau quả đặc biệt giúp ích cho những bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính, những người dễ bị nhiễm toan chuyển hóa nhất. Những bệnh nhân này thường được điều trị bằng bicarbonate và các chất bổ sung kiềm khác.
Một số bệnh nhân mắc bệnh thận có thể cần hạn chế lượng kali nạp vào, và một số loại trái cây và rau củ có thể chứa hàm lượng kali cao. Vì vậy, hãy nghe theo tư vấn của bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp với bản thân.
Axit béo omega-3, giống như axit béo có trong dầu cá, có thể bảo vệ bệnh nhân chạy thận khỏi bị đột tử do tim.
Một nghiên cứu đã chỉ ra, những bệnh nhân bắt đầu chạy thận nhân tạo trong năm đầu tiên, mà có hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn, được tìm thấy trong các loại cá béo, như cá hồi và cá ngừ, cũng như hạt lanh và quả óc chó, sẽ có nguy cơ đột tử do tim thấp hơn.
Muối có chứa natri, ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho thận. Khi ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa nhiều muối, buộc thận phải làm việc quá sức đến mức bị hỏng để đào thải những gì cơ thể không cần. Ăn quá nhiều thực phẩm mặn cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, căn bệnh mà những người mắc bệnh tiểu đường vốn có nguy cơ mắc phải cao hơn người bình thường.
Quản lý tốt bệnh tiểu đường có thể giúp thận khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài việc ăn quá nhiều muối và không tuân theo chế độ ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường thì tình trạng thừa cân, ít hoạt động thể chất và hút thuốc cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh suy thận và những người da đen, gốc Tây Ban Nha hoặc người Mỹ gốc Á mắc bệnh tiểu đường cũng có thể dễ mắc bệnh thận hoặc suy thận hơn.
Theo một nghiên cứu, tập thể dục thường xuyên có lợi cho những người mắc bệnh thận mạn tính, cũng như những người đã trải qua cấy ghép thận. Những người tập thể dục không chỉ cải thiện thể lực mà còn có huyết áp và nhịp tim khỏe mạnh hơn cũng như có chế độ dinh dưỡng và lối sống tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh