Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe và nước tiểu

Máu trong nước tiểu

Khi nhìn thấy máu trong nước tiểu, đừng quá hoảng hốt, nhưng hãy lập tức đi khám ngay. 

Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một tình trạng sinh lý ít nguy hiểm, như: tập thể dục quá sức, uống một số loại thuốc hoặc dùng một số loại thảo dược hoặc thực phẩm nào đó.

Tuy nhiên, có máu trong nước tiểu cũng có thể là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm như bệnh lý ở thận, ung thư bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, tan máu hồng cầu hình liềm.

 

Có thể bạn chưa biết

Màu nước tiểu có thể thay đổi: một vài thực phẩm hoặc một số thuốc điều trị một số bệnh có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ hoặc mầu sẫm như nước chè - khiến bạn tưởng là có máu trong nước tiểu. Ví dụ, củ cải đỏ có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ sậm; măng tây có thể làm nước tiểu có màu xanh và cà rốt có thể khiến nước tiểu màu vàng cam, nếu như chúng ta ăn với một số lượng lớn các thực phẩm này. Tình trạng toan máu có thể khiến nước tiểu có màu ánh xanh, một vài loại thuốc hóa trị liệu có thể khiến nước tiểu có màu cam.

Nếu như không chắc là tại sao nước tiểu lại đổi màu, bạn  phải lập tức đi khám ngay.

Nước tiểu có thể có mùi khác biệt: thực phẩm, vitamin và thuốc cũng có thể làm đổi mùi nước tiểu. Ví dụ, lại là măng tây, vừa gây thay đổi màu, vừa thay đổi mùi, biến nước tiểu của bạn chuyển từ mùi khai amoniac thành mùi hôi thối. Nước tiểu cũng có thể có mùi nặng hơn nếu như bạn quống quá ít nước đi kèm với uống viên vitamin B6.

Giống như đổi màu, nước tiểu đổi mùi cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý: tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận, suy gan. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm cần đi khám ngay lập tức.

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu có thể có có màu đỏ hoặc nâu hoặc có những vệt đỏ như máu đông trong nước tiểu. Hoặc nước tiểu chuyển sang màu xanh vàng hoặc có vẩn đục và mùi hôi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, gồm có các bộ phận: thận, bàng quàng, niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống). Điều trị nhiễm trùng tiết niệu, không có cách nào khác là sử dụng kháng sinh.

 

Viêm cầu thận

Nước tiểu xuất hiện máu và bọt là dấu hiệu của viêm cầu thận. Cầu thận thực hiện chức năng lọc của thận. Khi bị viêm, chúng hoạt động kém đi, làm cho nước và các chất thải bị giữ lại trong cơ thể gây ra tình trạng tăng huyết áp và suy thận. Viêm cầu thận cũng là một trong những biến chứng của tiểu đường, một nhiễm trùng nặng hoặc do một bệnh tự miễn gây ra.

 

Tăng đường máu

Lượng đường glucose trong máu cao có thể dẫn đến đào thải đường qua nước tiểu. Điều này không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua xét nghiệm. Nồng độ glucose nước tiểu cao có thể là dấu hiệu của tiểu đường, tim mạch, bệnh lý thận và nhiều bệnh lý khác.

 

Tiểu đường

Khi bị nghi ngờ mắc tiểu đường, bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm ceton  máu và ceton niệu. Ceton là sản phẩm của quá trình đốt cháy mỡ cung cấp nguy liệu cho cơ thể hoạt động.  Ở những người mắc tiểu đường, cơ thể sẽ đốt cháy mỡ thay thế khi việc sử dụng glucose không còn hiệu quả như trước.

 

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Nước tiểu xuất hiện bọt chứng tỏ trong nước tiểu có nhiều protein hơn bình thường. Thông thường đây là dấu hiệu sớm của bệnh suy thận.  Bệnh làm cho những mạch máu nhỏ của thận bị hư hỏng, giảm chức năng lọc của thận khiến cho muối khoáng, nước và các chất thải quay trở lại vào máu gây độc cho cơ thể. Định lượng protein niệu là một trong số những xét nghiệm cơ bản để xác định xem bạn có bị suy thận hay không.

 

Mất nước

Nếu nước tiểu có màu vàng đậm hơn bình thường chứng tỏ cơ thể không được cung cấp đủ nước, vì vậy thận phải lọc đi lọc lại nhiều lần nước tiểu để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên và tạo ra màu vàng đậm hơn bình thường. Tuy nhiên nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm cũng là dấu hiệu của tình trạng mệt mỏi mạn tính.

 

Mang thai

Khi bắt đầu thụ thai, một loại hóc môn được tiết ra sau 5-10 ngày kể từ khi bạn thấy mình bị lỡ kỳ kinh, gọi là hCG (human chorionic gonadotropin). Đây chính là loại hóc môn được sử dụng để kiểm tra xem bạn có mang thai hay không ở các que thử thai nhanh.

 

Viêm mạch

Viêm mạch đặc biệt là những mạch máu đến thận gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thận, thậm chí là có thể làm cho thận không thể hoạt động được nữa. Viêm mạch có thể khiến nước tiểu có màu sẫm như nước chè kèm theo sốt và nhức mỏi toàn thân.

 

Tắc nghẽn

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu nhưng lại không thể đi được; xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu vẩn đục thì rất có thể bạn đã bị phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, ung thư bàng quang, cục máu đông chặn đường đi xuống của nước tiểu.

 

Sỏi thận

Đào thải chất khoáng không hiệu quả và dư thừa chất khoáng khiến cho các chất này đọng lại ở thận thành các viên sỏi nhỏ. Sỏi thận có thể di chuyển trong niệu quả, gây ra các cơn đau đớn, ngăn cản sự thông suốt của dòng nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thì chữa trị.

 

Bệnh thận lupus

Lupus là một bệnh tự miễn mang tính chất hệ thống nghĩa là cơ thể tự tấn công nhiều cơ quan, trong đó có thận. Bệnh thận lupus gây ra tình trạng nước tiểu có máu và bọt. Không thể chữa khỏi bệnh này tuy nhiên các bác sỹ sẽ điều trị hạn chế các biến chứng của bệnh.

 

Các vấn đề của gan và  túi mật

Uống quá nhiều thuốc, chẳng hạn nhưa acetaminophen có thể dẫn tới nước tiểu sậm màu. Tuy nhiên, còn một số nguyên nhân nằm ở gan hoặc túi mật, chẳng hạn như viêm gan C, sỏi túi mật, xơ gan… có thể cũng dẫn đến tình trạng nước tiểu sậm màu.

Không chỉ khiến nước tiểu sậm màu, những bệnh lý trên có thể khiến vàng da và vàng mắt  hay còn gọi là hoàng đản.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top