Một số dấu hiệu nhận biết triệu chứng của bệnh sỏi thận

Trằn trọc là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận

Nguyên nhân là do, khi bạn đang có sỏi, viên sỏi sẽ gây ra cảm giác đau mỏi khó chịu, khiến bạn cảm thấy bứt rứt, đứng ngồi không yên và luôn phải tìm một tư thế thoải mái hơn

Dấu hiệu chung của người mắc sỏi thận là đau lưng. Cơn đau thường khởi phát từ thắt lưng, hông sau đó lan xuống bụng và háng. Tùy vào thời điểm phát hiện, người bệnh sỏi thận sẽ có các cơn đau nhẹ hoặc đau nhói

Dấu hiệu này thường là sỏi đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản, gây tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt dẫn đến đau quặn theo từng cơ. Đặc biệt, nam giới khi bị sỏi thận có thể xuất hiện các cơn đau ở tinh hoàn hay ở bìu

Nhiệt độ cơ thể cao, xuất hiện thêm triệu chứng buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc sỏi thận

Nguyên nhân là do những dây thần kinh trong ruột và thận có chung đường truyền tín hiệu. Khi xuất hiện sỏi thận, sự tắc nghẽn sẽ xảy ra, gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và làm bạn có cảm giác buồn nôn

Mệt mỏi: Nếu có sỏi, chức năng của thận sẽ suy giảm, dẫn tới sự tích tụ chất độc trong cơ thể con người, từ đó khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi

Đặc biệt là khi trải qua những cơn đau dữ dội do sỏi thận, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường và sức khỏe của bạn dễ bị suy giảm

Sưng vùng thận là một trong những triệu chứng xảy ra khi bệnh sỏi thận đang ở giai đoạn nặng

Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để tìm ra giải pháp điều trị chính xác, kịp thời

Sự tăng đột ngột tần suất đi tiểu có thể là dấu hiệu ban đầu mà hầu hết bệnh nhân sỏi thận nào cũng mắc phải 

Điều này được lý giải là do, sau khi sỏi xuất hiện ở thận, nó có thể gây chèn ép bàng quang, dẫn tới giảm thể tích nước tiểu lưu trữ trong bàng quang, gây tình trạng đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng điển hình nhất của sỏi thận

Những người mắc sỏi thận thường có nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu. Đặc biệt, khi sỏi phát triển to hơn, nó có thể gây trầy xước mô, dẫn tới tổn thương ở thận hoặc niêm mạc niệu quản, gây ra tình trạng tiểu ra máu. Nếu nước tiểu hơi đỏ, bạn cần tới bác sĩ để thăm khám kịp thời

Ngoài tình trạng đi tiểu ra máu hay tiểu nhiều lần, đau rát khi đi tiểu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận

Đau rát khi tiểu tiện xảy ra khi sỏi thận di chuyển qua niệu quản đến bàng quang, gây tắc đường nước tiểu dẫn đến tiểu buốt

Nước tiểu của bệnh nhân mắc sỏi thận thường có màu đục kèm theo mùi hôi

Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng. Mùi hôi trong nước tiểu xảy ra có thể là do viêm đường tiết niệu. Do đó, nếu nước tiểu đục kèm mùi hôi, bạn cần đi khám ngay lập tức

Có hai nhóm phương pháp điều trị sỏi thận được bác sĩ khuyến cáo là: Điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa bằng cách can thiệp như tán hoặc mổ sỏi

Khi kích thước sỏi chưa quá 25mm, chưa gây ra biến chứng thì biện pháp điều trị thích hợp, an toàn, tiết kiệm chính là điều trị nội khoa tích cực. Người bệnh có thể dùng các thảo dược có tác dụng lợi tiểu, các thuốc hỗ trợ bào mòn sỏi mà không cần phải phẫu thuật. Dưới đây là một số thảo dược có tác dụng lợi tiểu, giúp hỗ trợ quá trình điều trị sỏi thận

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top