Sỏi phát triển khi các khoáng chất, thường là caxi, tích tụ trong đường tiết niệu của bạn. Chúng có thể gây đau, đặc biệt là vùng thắt lưng, nếu chúng đủ lớn để chặn tất cả hoặc một phần đường tiết niệu. Bạn có thể nhìn thấy máu hoặc thậm chí là một mảnh sỏi trong nước tiểu. Những mảnh nhỏ hơn đôi khi tự thoát ra theo dòng nước tiểu. Bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ những viên sỏi lớn hơn.
Amidan ở vùng hầu họng, bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Thức ăn, da chết hoặc các mảnh vụn khác có thể mắc lại ở đó và cứng lại thành sỏi, gọi là sỏi amidan. Bạn có thể bị đau họng, hơi thở có mùi hôi và amidan sưng tấy, xuất hiện chấm trắng. Bạn có thể nhẹ nhàng chải sạch sỏi bằng bàn chải đánh răng hoặc tăm bông hoặc súc miệng bằng nước muối. Nếu không đỡ, hãy đi khám bác sĩ.
Bạn có thể mắc phải sỏi bàng quang do không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang, do sự lắng đọng các chất khoáng trong nước tiểu. Những viên sỏi này tự hình thành hoặc sau khi viên sỏi nhỏ trượt xuống bàng quang và trở nên lớn hơn. Nước tiểu của bạn có thể bị đục hoặc có máu, đau bụng dưới khi đi tiểu. Bác sĩ có thể điều trị tình trạng này bằng phẫu thuật hoặc thuốc, phá vỡ sỏi bằng sóng xung kích hoặc tia laser.
Cơ quan nhỏ này ở bụng trên bên phải, lưu trữ dịch tiêu hoá gọi là dịch mật. Cholesterol và một hợp chất gọi là bilirubin trong mật có thể dẫn đến sỏi mật. Chúng thường quá nhỏ để gây đau hoặc cần điều trị. Bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để cắt bỏ túi mật nếu sỏi gây đau.
Ở nam giới, đó là một tuyến nhỏ gần bàng quang tạo ra chất lỏng để bảo vệ tinh trùng. Tình trạng này phổ biến ở độ tuổi trung niên trở lên. Thông thường bạn không cần điều trị vì chúng thường không gây ra triệu chứng. Nhưng đôi khi có thể bị nhiễm trùng, gây viêm tuyến tiền liệt và các vấn đề khác về đường tiết niệu, cần điều trị bằng cách dùng kháng sinh hoặc phương pháp khác.
Sỏi ở đây có thể gây đau và sưng lên, chặn các tuyến nước bọt. Bạn có thể thấy sỏi trắng dưới lưỡi. Tình trạng này thường không nghiêm trọng. Hãy uống nhiều nước, xoa bóp khu vực bị sỏi hoặc ngậm thứ gì đó có vị chua. Nếu không thì có thể nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ.
Cơ quan ở giữa vùng bụng của bạn tạo ra hormone giúp tiêu hoá thức ăn và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định. Sỏi có thể di chuyển từ túi mật qua ống mật đến tuyến tuỵ và gây viêm. Bạn có thể bị sốt, mạch nhanh, buồn nôn và đau bụng, triệu chứng trầm trọng hơn sau bữa ăn và lan ra lưng. Nếu sỏi không tự đào thải ra ngoài, bác sĩ sẽ lấy nó ra. Tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ cũng có thể cắt bỏ túi mật của bạn.
Loại sỏi này hình thành khi một dị vật nào đó mắc vào mũi. Qua nhiều năm, có thể thu hút các khoáng chất như canxi, magie và sắt và ngày càng lớn hơn, gây đau, chất nhầy có mùi hôi chảy ra.
Khi tĩnh mạch của bạn không phát triển bình thường, gây ra các vết sưng tấy và các vấn đề khác. Bạn có thể bị đau và đổi màu da, đặc biệt là vùng quanh miệng, môi, má, đầu và cổ. Sỏi tĩnh mạch có thể xảy ra do máu di chuyển chậm hơn ở những khu vực này, sau đó đông lại và cứng tạo thành sỏi. Bác sĩ có thể điều trị triệu chứng và có thể tìm ra các vấn đề tiềm ẩn với tĩnh mạch của bạn.
Sỏi rất hiếm có ở đây và trong hệ thống tiêu hoá của bạn. Các bệnh như viêm ruột hoặc viêm ruột thừa có thể gây ra chúng. Vì vậy, những thay đổi trong dạ dày và ruột của bạn có thể do bệnh tật, di truyền hoặc phẫu thuật trước đó. Bác sĩ có thể sẽ loại bỏ chúng bằng một cuộc phẫu thuật và tìm ra nguyên nhân cốt lõi để ngăn chặn tình trạng này tái phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh