Đái dầm ở trẻ là chứng đi tiểu không tự chủ được trong lúc ngủ, chứng này thường gặp nhất ở trẻ em dưới 2 tuổi. Sau đây là cách phòng tránh bệnh đái dầm cho trẻ.
Đái dầm ở trẻ là một hiện tượng bình thường, các bậc phụ huynh không nên căng thẳng quá mà có thể tham khảo một số cách phòng tránh bệnh đái dầm cho bé dưới đây:
• Cha mẹ nên hiểu rằng, đái dầm không phải do trẻ cố ý mà chỉ đơn giản là do trẻ không thể kiểm soát được cơ bàng quang khi ngủ. Vậy nên, cha mẹ cần động viên, thông cảm, tránh chê bai và đánh mắng trừng phạt trẻ. Tạo cho trẻ cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương làm cho trẻ cảm thấy tự tin, giảm lo lắng. Điều này cũng sẽ đem lại hiệu quả tuyệt vời trong cách phòng tránh bệnh đái dầm cho trẻ ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.
• Kết hợp với gia đình và nhà trường loại trừ các yếu tố tâm lý gây đái dầm ở trẻ em.
• Hạn chế cho trẻ uống nước vào buổi tối.
• Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.
• Một cách phòng tránh bệnh đái dầm cho trẻ cực kỳ phổ biến và hiệu quả nữa là cha mẹ nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm với khoảng thời gian lùi dần về sáng. Chú ý là khi trẻ tỉnh ngủ hẳn mới cho trẻ đi tiểu. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái.
• Cho trẻ tự theo dõi đái dầm của mình bằng vẽ tranh: Vẽ ông mặt trời khi không đái dầm, vẽ đám mây mưa khi bị đái dầm để trẻ tự thấy sự tiến bộ của mình.
• Khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời khi trẻ có tiến bộ sau mỗi ngày, mỗi tuần.
• Yêu cầu trẻ tự dọn vệ sinh, thay ga giường, chiếu khi bị đái dầm với thái độ dịu dàng.
• Tập luyện bàng quang: hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn trong bàng quang, tập đái ngắt quãng.
• Ngoài ra cha mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian đặc trị chữa bệnh đái dầm cho trẻ.
• Đối với những trẻ trên 5 tuổi nhưng vẫn đái dầm với mức độ nhiều lần mỗi tuần, hoặc ngày nào cũng đái dầm thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây đái dầm và có hướng điều trị thích hợp.
• Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ tự chủ được và không đái dầm.
• Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng là một phương pháp rất hiệu quả.
• Khi trẻ bị đái dầm, cha mẹ không nên stress quá mà hãy xem đái dầm ở trẻ như là một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh, và không dồn sự chú ý quá nhiều vào trẻ, không nên mắng nhiếc con mỗi khi con đái dầm. Bởi, điều này càng khiến bệnh đái dầm trở nên nặng hơn. Vì thế nếu thấy con bị đái dầm cha mẹ nên động viên khích lệ con, nhắc nhở con làm theo các lời khuyên hỗ trợ điều trị bệnh đái dầm hiệu quả hơn, mau khỏi bệnh hơn.
Trên đây là các cách phòng tránh bệnh đái dầm và lời khuyên bổ ích cho các bậc phụ huynh có con nhỏ đã, đang và từng stress về bệnh đái dầm của trẻ em. Hy vọng thông tin trên bổ ích cho các bạn!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh