Tiêm vacxin ở bệnh nhân mắc bệnh thận

Bệnh thận làm suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Mức độ suy yếu của hệ miễn dịch thường tỷ lệ thuận với mức độ suy giảm chức năng của thận.

Một điểm quan trọng cầnnhớ là suy giảm chức năng thận cũng có thể liên quan đến nguy cơ cao về nhiễm trùng đe doạ đến tính mạng nghiêm trọng. Chúng bao gồm nhiễm trùng từ bất kỳ tác nhân nào: vi khuẩn, vi rút, nấm, v…v… Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa bệnh thận với các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm phổi và bệnh vẩy nến.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em bị bệnh thận

Như đã đề cập ở trên, nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân bị bệnh thận nặng lên theo các giai đoạn tiến triển của bệnh thận, làm cho nhiễm trùng là nguyên nhân gây tử vong chính, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy thận đang chạy thận.

Mặc dù không phải tất cả các tình trạng nhiễm trùng có thể phòng ngừa được, nhưng việc tiêm vacxin chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân nên được ưu tiên. Trên thực tế, cần phải chăm sóc định kỳ cho bệnh nhân thận mãn tính. Điều này có thể làm giảm nguy cơ tử vong và nhập viện trong tương lai.

 

Tiêm chủng cho bệnh nhân mắc bệnh thận

Một khi bạn nhận ra rằng bệnh thận mạn tính thực sự là một trạng thái suy giảm miễn dịch, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc dự phòng bằng vacxin.

Tiêm chủng nên là một phần không thể tách rời của kế hoạch chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính. Các vacxin đặc hiệu được khuyến cáo dựa trên giai đoạn của bệnh thận mạn tính, và trên thực tế, cả Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và Các cơ quan quốc tế về bệnh thận: Cải thiện Kết quả toàn cầu (KDIGO) đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể về tiêm chủng cho người lớn bị bệnh thận.

Dưới đây là tổng quan về các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng mà theo đó tiêm văcxin hiện đang được khuyến cáo ở người lớn bị bệnh thận mạn tính:

Cúm 

Tiêm phòng cúm - bệnh đường hô hấp thông thường bùng phát mỗi mùa đông, có lẽ là một trong những biện pháp quan trọng nhất đối với sức khoẻ cộng đồng.

Có hai loại vắc-xin phòng chủng ngừa cúm: vắc-xin bất hoạt (tiêm bắp) - có chứa virus chết và vắc-xin sống giảm độc lực (xịt mũi). ACIP khuyến cáo chỉ tiêm văcxin ngừa cúm bất hoạt ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính, và tất cả các bệnh nhân bệnh thận mạn tính không phân biệt giai đoạn nên tiêm phòng cúm mỗi năm một lần (trừ khi họ có những chống chỉ định khác).

Một lần nữa cần nhắc lại, vắc-xin cúm "xịt mũi" (sống giảm độc lực) là chống chỉ định trong bệnh thận mãn tính. 

Nhiễm trùng phế cầu khuẩn

Nhiễm trùng này có thể gây ra các chứng bệnh đe dọa tính mạng và nghiêm trọng như viêm phổi và viêm màng não. ACIP khuyến cáo tiêm vắc xin chống lại các bệnh nhiễm trùng này bằng cách sử dụng văcxin ngừa phế cầu "đa trị" ở bệnh nhân bị bệnh thận tiến triển.

Tùy thuộc vào độ tuổi, việc tiêm nhắc lại trong 5 năm có thể cần thiết hoặc không. Vắc xin này nên được tiêm ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 và 5.

Bệnh viêm gan B

Một căn bệnh nghiêm trọng của gan, nhiễm viêm gan B cũng có thể làm hỏng các cơ quan khác, bao gồm thận và mạch máu. Do đó, vào thời điểm này, tiêm phòng vắc xin viêm gan loại B thường được khuyến cáo cho bệnh nhân ở giai đoạn 4 và 5 của bệnh thận mạn tính.  Lịch hẹn thông thường là vào khoảng 0, 1, và 6 tháng.

Bệnh ho gà

Tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, và ho gà (Tdap) được khuyến cáo cho hầu hết người lớn và an toàn cho bệnh nhân bị bệnh thận. Thông thường, văcxin Tdap được khuyến cáo sử dụng sau mỗi 10 năm.

 

Kết luận

Với những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗi bệnh thận có nguy cơ bị nhiễm trùng đe doạ đến tính mạng, tiêm phòng cúm, nhiễm khuẩn phế cầu và viêm gan B phải là một phần của chăm sóc chuẩn của bệnh nhân bệnh thận mạn tính. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top