Nguyên nhân gây bệnh là thường do người bệnh bị nhiễm vi rút hoặc do mắc các bệnh như bệnh lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường…
Bệnh thường gây phù,cao huyết áp và khiến người bệnh bị đau lưng, mệt mỏi. Sau đợt phát triển cấp tính, bệnh sẽ phát triển từ từ lên bán cấp tính rồi thành mạn tính rất khó chữa trị. Bệnh viêm cầu thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân tử vong chỉ sau 6 tháng phát bệnh.Chính vì vậy người bệnh cần sớm nhận biết các triệu chứng cũng như tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để có thể chữa bệnh viêm cầu thận nhanh chóng hiệu quả.
– Do nhiễm trùng liên cầu khuẩn sau khi bị viêm họng, viêm da; nhiễm trùng vi khuẩn viêm nội tâm mạc; nhiễm vi rút HIV, virut viêm gan B, C, quai bị, sởi, thủy đậu…
– Do mắc các bệnh về hệ miễn dịch như bệnh tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ, hội chứng rối loạn miễn dịch phổi, bệnh lý thận Iag gây ra tình trạng màu trong nước tiểu. Các bệnh viêm mạch như Polyarteritis hay Wegener u hạt cũng có thể gây viêm cầu thận.
– Viêm cầu thận cũng có thể xảy ra do bệnh nhân quá mẫn cảm với một số thuốc như Penicilline, Sulfamide, Vaccine hay một số thức ăn như tôm, cua.
Tùy theo từng thể bệnh và sự tiến triển cấp hay mạn tính mà bệnh viêm cầu thận sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nhìn chung bệnh có các biều hiện thường gặp như đau lưng, buồn nôn, mệt mỏi, phù ở mí mắt và chân, nước tiểu ít sẫm màu và hơi đục, huyết áp cao. Khi có bất cứ nghi ngờ nào về bệnh thì mọi người cần nhanh chóng đi kiểm tra để được chữa trị kịp thời.
Bệnh thường được phát hiện chủ yếu thông qua xét nghiệm nước tiểu. Nếu nước tiểu có đạm là biểu hiện của bệnh viêm cầu thận cấp. Khi phát hiện ra hiện tượng này thì các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm sinh thiết để xác định mức độ cụng như tổn thương ở cầu thận nhằm tìm ra được phương pháp điều trị viêm cầu thận tốt nhất cho bạn.
– Bệnh viêm cầu thận cấp là căn bệnh tự miễn cho nên việc điều trị bệnh cũng chủ yếu sử dụng thuốc miễn dịch.Bệnh nhân hầu như là phải sử dụng thuốc miễn dịch suốt đời. Để chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này là không thể. Các phương pháp chữa bệnh chỉ nhằm mục đích chính là hạn chế và kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm, giúp bệnh nhân ổn định huyết áp và ổn định nhịp tim…
– Khi bệnh nhân có biểu hiện viêm nhiễm do vi khuẩn thì các loại thuốc như Cephalosporin và Penicillin, ampicillin cần thiết phải được sử dụng.Cần dùng các loại kháng sinh thích hợp tránh gây độc cho thận, sử dụng thuốc kéo dài từ 7-14 ngày.
– Đối với chứng tăng huyết áp của bệnh viêm cầu thận thì chúng ta cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh huyết áp mới có thể trở lại bình thường.Các nhóm thuốc giúp hạ áp bệnh nhân đều có thể dùng được.
– Tùy theo tình trạng bệnh cũng như các biến chứng mà bệnh gây ra , bệnh nhân sẽ được cân nhắc sử dụng các loại thuốc khác như thuốc tác dụng trung ương, thuốc phong tỏa hạch giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi…
– Trong trường hợp bệnh nhân đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu gây biến chứng phù hoặc suy thận cấp thì phải điều trị tăng nước tiểu bằng cách tiêm thuốc lợi tiểu furosemid 2mg/kg vào tĩnh mạch của bệnh nhân.Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi và ăn nhạt khi có triệu chứng này.Khi có suy thận thì phải hạn chế protid trong khẩu phần thức ăn.
– Các thuốc trợ tim cũng được sử dụng một cách thận trọng nhằm ổn định nhịp tim cho người bệnh.
– Điều trị dứt điểm các bệnh gây viêm cầu thận như lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường , hội chứng thận hư
– Trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn ít muối và uống ít nước và hạn chế chất đạm để hạn chế phù nề và cao huyết áp . Bổ sung các loại thức ăn giàu kali như đậu nành, rau dền, bắp cải, thịt bò…
Nhìn chung , việc điều trị bệnh viêm cầu thận còn tương đối khó khăn, do đó khi có bất kì triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh thì bạn cần đi khám chữa kịp thời nhằm tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cũng cần có những biện pháp dự phòng thích hợp để không làm bệnh phát triển nặng thêm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh