✴️ Triệu chứng suy thận cấp độ 1 là gì?

1.Triệu chứng suy thận cấp độ 1 là gì?

Bệnh suy thận cấp độ 1 là tình trạng suy giảm chức năng của thận giảm dần dần, không hồi phục mà ngày càng nặng theo thời gian. Bệnh suy thận cấp độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này chức năng thận bị suy giảm nhẹ, người mắc bệnh thường có triệu chứng không rõ ràng như chán ăn , thiếu máu nhẹ , mệt mỏi , tức hai bên hố lưng dễ nhầm với các bệnh thông thường khác.Trong giai đoạn này bệnh nhân thường không biết là mình đã bị suy thận.

Triệu chứng suy thận độ 1

Một số triệu chứng khác để phát hiện ra suy thận độ 1 như : chỉ số creatine và urê trong máu cao hơn mức bình thường khi xét nghiệm, trong nước tiểu khi xét nghiệm thấy hồng cầu hoặc đạm. Khi siêu âm hoặc chạy máy quét CT phát hiện thấy thận bị tổn thương. Ngoài ra các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng nên bệnh nhân rất khó phát hiện ra.

 

2.Nguyên nhân gây suy thận độ 1

Một số nguyên nhân cơ bản nhất gây suy thận:

  • Tăng huyết áp
  • Tiểu đường
  • Thiếu máu mạn tính: đây là tình trạng do nhiễm giun sán, rong kinh ở phụ nữ, trĩ xuất huyết…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi đường tiết niệu gây tắc tiểu hay thận ứ nước
  • Một số trường hợp: shock phản vệ, sau bỏng nặng, nhiễm trùng, suy tim…

 

3.Điều trị suy thận độ 1 như thế nào?

Để điều trị bệnh suy thận hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để tiến hành chữa trị. Ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị chủ yếu là bảo tồn kết hợp dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng khoa học với mục đích:

  • Làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn;
  • Kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh: kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết;
  • Ngăn ngừa các biến chứng: Xơ vữa và biến chứng trên tim mạch.

Nguyên tắc điều trị suy thận độ 1:

1/ Theo dõi chặt chẽ các thay đổi của cơ thể như: Nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp, hô hấp, mạch,…

2/ Kiểm soát huyết áp tăng cao kịp thời bằng cách sử dụng các thuốc hạ huyết áp.

3/ Có chế độ sinh hoạt hợp lý. Ở giai đoạn tiểu ít, tiểu nhiều cần nằm nghỉ ngơi.

4/ Chế độ ăn uống khoa học: Ở giai đoạn thiểu niệu cần hạn chế nước, muối, kali, phốt-pho và chất đạm; cung cấp nhiệt lượng vừa đủ để giảm sự phân hủy protein trong các mô. Đối với trường hợp không ăn được có thể bổ sung glucose, acid amin, nhũ tương chất béo,… qua đường tĩnh mạch.

5/ Phòng ngừa các biến chứng xuất huyết tiêu hóa và phòng ngừa rối loạn điện giải.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top