✴️ 10 điều "bỏ túi" về bệnh tiểu đường

Nội dung

1. Hơn 420 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường

Tần suất mắc bệnh tiểu đường tăng đều trong 3 thập kỷ qua, tương ứng với sự tăng lên của người thừa cân và béo phì. Đặc biệt, tần suất bệnh tiểu đường tăng nhanh nhất ở những nước có thu nhập thấp và trung bình.

2. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến tử vong trên thế giới

Thống kê năm 2012 cho thấy bệnh tiểu đường là nguyên nhân tử vong trực tiếp ở 1,5 triệu người.

Trong cùng năm này, 2,2 triệu người chết có mức đường máu cao hơn bình thường. Thông qua sự tăng nguy cơ của bệnh mạch vành và các bệnh lý khác. Mặc dù mức tăng đường máu chưa đủ để chẩn đoán tiểu đường nhưng cũng có thể gây ra những thương tổn cho cơ thể. Nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch tăng khi mức đường máu tăng.

3. Bệnh tiểu đường có hai dạng chính

Loại (type) 1 đặc trưng bởi tình trạng suy giảm sản xuất insulin còn loại (type) 2 do hiện tượng sử dụng insulin không hiệu quả. Trong khi hầu hết type 2 có thể dự phòng được. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của type 1 vẫn chưa được biết rõ và các nỗ lực phòng ngừa vẫn chưa thành công.

4. Dạng thứ 3 của bệnh tiểu đường là tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là hiện tượng tăng mức đường máu trong thai kỳ nhưng chưa tới mức để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ gặp biến chứng trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Những phụ nữ này và con cái của họ cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn trong tương lai.

5. Bệnh tiểu đường loại 2 phổ biến hơn rất nhiều so với bệnh tiểu đường loại 1

Tiểu đường loại 2 chiếm đa số các ca bệnh tiểu đường trên thế giới. Chu vi vòng bụng lớn và chỉ số khối cơ thể (BMI) cao làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2. Tuy nhiên sự liên hệ này thay đổi tùy theo vùng dân số. Các báo cáo về tiểu đường loại 2 ở trẻ em, khá hiếm vào thời gian trước, đã và đang tăng dần trên thế giới.

Xem thêm: Cân nặng lý tưởng là gì?

 

6. Người mắc bệnh tiểu đường có thế sống thọ và khỏe mạnh nếu bệnh được phát hiện và kiểm soát tốt

Nhiều phương pháp can thiệp hiệu quả có thể giúp bệnh nhân tiểu đường lọai 2 kiểm soát bênh tật. Những phương pháp đó bao gồm: kiểm soát đường máu bằng cách phối hợp ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc (nếu cần). Kiểm soát huyết áp, mỡ máu làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và các biến chứng khác. Kiếm tra định kỳ mắt, thận, chân để có phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

7. Chẩn đoán và can thiệp sớm là bước đầu tiên để sống khỏe với bệnh tiểu đường

Thời gian phó mặc không phát hiện và không điều trị bệnh tiểu đường càng dài, ảnh hưởng lên sức khỏe càng tồi tệ. Những kỹ thuật cơ bản như đo đường máu nên có sẵn ở tuyến y tế cơ sở.

8. Tử vong do bệnh tiểu đường chủ yếu xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình

Nhìn chung, nhân viên y tế tuyến cơ sở ở các nước có thu nhập thấp không có đủ phương tiện cơ bản để giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tật. Khả năng tiếp cận với những loại thuốc thiết yếu (bao gồm insulin) và các công nghệ thường bị hạn chế ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

9. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân quan trọng gây nên mù lòa, suy thận và cụt chi

Mọi loại (type) tiểu đường đều có thể dẫn đến nhiều biến chứng trên nhiều cơ quan/bộ phận và làm tăng nguy cơ tử vong. Các biến chứng thường gặp là nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, cắt cụt chi (do nhiễm trùng và loét chân không lành), mù lòa và tổn thương thần kinh.

10. Bệnh tiểu đường loại 2 có thể dự phòng được

Ba mươi phút tập thể dục với cường độ trung bình hằng ngày và ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top