1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Trong số 25 loài thuộc chi Indigofera L. đã biết ở Việt Nam, có lẽ chàm quả nhọn có vùng phân bố rộng rãi nhất, từ vùng núi có độ cao gần 1000m xuống vùng trung du và cả ở đồng bằng, bắt đầu từ tỉnh Hà Giang (huyện Bắc Quang), Cao Bằng, Lạng Sơn đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên vào đến tận tỉnh An Giang (Châu Đốc).
Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Srilanca, Malaysia và Indonesia.
Chàm quả nhọn là cây ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng và có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau. Trong tự nhiên, cây thường mọc rải rác hay tập trung thành đám nhỏ trên các bài đất trống ở ven rừng thường xanh, rừng thưa rửa rụng lá, đồi cây bụi, nương rẫy cũ hay ở ven đường đi.
Bộ phận dùng:
Lá.
3. Thành phần hoá học
Lá chàm quả nhọn chứa HCN – glycosid [Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, tr.209]. Loài trồng ở Java, lá tươi chứa 0,2% tinh dầu, khi chưng cất bằng hơi nước, có màu vàng sáng.
Tinh dầu chàm quả nhọn chứa: benzaldehyd, acid hydrocyanic và một lượng nhỏ ethyl và methyl alcohol [The wealth of India, 1959, vol.5, p.179].
4. Tính vị, công năng
Cũng giống các cây chùm lá nhỏ (Indigofera tinctoria L.) và chàm bụi (Indigofera suffruticosa Mill), chàm quả nhọn vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh, có màu xanh chàm, vào kinh can, có công năng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban chẩn, tiêu sưng viêm, cầm máu.
Chàm quả nhọn có độc nhiều.
5. Công dụng
Chàm quả nhọn có độc nhiều nên chỉ được dùng ngoài. Nhân dân dùng lá chàm quả nhọn là thuốc chữa loét ngoài da và diệt cháy rận. Lấy lá tươi rửa sạch, giã nát đắp lên chỗ mụn nhọt, lở loét ngoài da hoặc xoa lên tóc để chống chấy.
Bột chàm quả nhọn (cách chế như bột chàm bụi) được dùng chữa cam răng, thối loét.
Chú ý:
Bột chàm nhọn độc, không được dùng trong, không dùng được cho động vật có sừng ăn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh