✴️ Covid-19 và bệnh tiểu đường

Nội dung

Bệnh tiểu đường khiến tình trạng nhiễm COVID 19 nặng nề hơn?

Những người mắc bệnh nền có sẵn có nguy cơ cao biểu hiện bệnh do COVID-19 rất nặng. Một số bệnh nền/mãn tính cần quan tâm như bệnh tiểu đường, bệnh tim, béo phì và bệnh thận mạn.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 cao hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường thai kỳ cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Các triệu chứng của COVID-19 xuất hiện từ 2–14 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2:

  • Sốt;

  • Ho;

  • Khó thở;

  • Mệt mỏi;

  • Đau đầu;

  • Mất mùi vị.

Tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng hơn ở những người bị bệnh tiểu đường do bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể khó chống lại virus hơn. Ngoài ra coronavirus mới có thể phát triển mạnh trong môi trường có lượng đường huyết tăng cao.

Bệnh tiểu đường cũng khiến phản ứng chữa lành của cơ thể chậm hơn. Lượng đường trong máu cao kết hợp với tình trạng viêm dai dẳng khiến những người mắc bệnh tiểu đường khó khỏi bệnh, ví dụ như COVID-19.

Người mắc tiểu đường nhận thấy các triệu chứng của COVID-19 nên nhập viện ngay lập tức. Bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm nguy cơ biểu hiện nặng do nhiễm COVID-19.

Tiểu đường type 1, type 2 vào thai kỳ

Hơn 425 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Các dạng chính của bệnh là type 1 và type 2, và bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 thường phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khoảng 10% tổng số những người mắc bệnh tiểu đường là ở type 1. Đây là tình trạng hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy dẫn đến sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone insulin.

Người mắc bệnh cần phải dùng insulin mỗi ngày để giữ cho lượng đường trong máu của họ ở mức ổn định.

Ceton là chất cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Điều này xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin. Khi ceton tích tụ trong máu là tình trạng rất nguy hiểm. Khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên kiểm tra ceton sau mỗi 4–6 giờ khi lượng đường trong máu cao hơn 240 mg/dl.

Bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 90–95% tổng số các trường hợp tiểu đường. Bệnh khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả.

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần dùng thuốc để giữ lượng đường máu ổn định.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mang thai và thường tự khỏi sau khi thai kỳ kết thúc. Những người bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 sau này.

 

Làm gí nếu bạn mắc bệnh tiểu đường vào mùa COVID 19

Các khuyến cáo cho những người mắc bệnh tiểu đường vào mùa COVID 19 nếu đang diễn tiến dịch phức tạp và có cách ly xã hội:

  • Tiếp tục dùng thuốc, kể cả insulin như bình thường;

  • Kiểm tra và theo dõi lượng đường máu;

  • Đảm bảo rằng tìm được điểm mua thuốc tiểu đường tin cậy ít nhất trong 30 ngày, bao gồm cả insulin.

Các biến chứng

Nhiễm vi-rút, bao gồm cả coronavirus mới có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường:

Nhiễm toan ceton

Trong thời gian stress hoặc mắc bệnh khác, lượng đường trong máu có thể tăng lên. Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA) xảy ra khi người bị tiểu đường không có đủ insulin để kiểm soát sự gia tăng này. Cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng, dẫn đến tích tụ ceton trong máu. Ceton làm cho máu có tính axit cao hơn, từ đó gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nhiễm toan ceton do tiểu đường có thể gây ra một loạt các triệu chứng như cực kỳ khát nước, buồn nôn, thở nhanh và hơi thở có mùi trái cây. Khi có các triệu chứng đã nếu ở người mắc tiểu đường, cần nhập viện gấp.

Viêm phổi

Những người bị bệnh tiểu đường mắc COVID-19 có nguy cơ cao nặng hơn người khỏe mạnh mắc COVID-19, một trong đó liên quan đến viêm phổi.

Một số nghiên cứu đề xuất tất cả những người mắc bệnh tiểu đường trên 2 tuổi nên tiêm phòng phế cầu khuẩn và cúm hàng năm.

Mất nước

Nếu một người bị bệnh tiểu đường bị sốt do COVID-19 dẫn đến mất nước nhiều hơn bình thường và có thể phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù lại lượng nước mất.

Đường máu cao

Nhiễm trùng gây ra phản ứng stress trong cơ thể, làm tăng sản xuất glucose và khiến cho đường máu cao hơn bình thường.

Do đó có thể cần thêm insulin trong thời gian bị nhiễm COVID-19. Quan trọng là theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, vì chúng có thể đột ngột tăng di mắc COVID- 19 hoặc giảm do dùng insulin quá liều.

Phòng ngừa

Virus coronavirus mới lây lan qua các giọt dịch tiết vào không khí khi người bị nhiễm hắt hơi hoặc ho. Bất kỳ ai trong vòng 2 mét đều có thể hít phải những giọt này.

Virus cũng có thể lây truyền qua các bề mặt mà người bị nhiễm đã chạm vào. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể tự bảo vệ mình khỏi lây nhiễm bằng cách:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;

  • Sử dụng chất khử trùng tay có cồn khi không có xà phòng và nước;

  • Thường xuyên khử trùng mọi bề mặt có khả năng bị nhiễm như mặt bàn, tay nắm cửa…;

  • Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay khi chưa rửa tay;

  • Giữ khoảng cách 2 mét với người khác ở nơi đông người;

  • Che những cơn ho và hắt hơi bằng khăn giấy;

  • Tránh tiếp xúc với những người bị sốt, ho;

  • Ngủ đủ giấc ít nhất 7 giờ mỗi đêm và giảm stress càng nhiều càng tốt;

  • Dinh dưỡng và bổ sung nước đầy đủ;

  • Giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

Quan điểm

Bất kỳ ai bị tiểu đường mà có triệu chứng của COVID-19 thì cần nhập viện càng sớm càng tốt.

Mặc dù những người mắc bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19 và xảy ra các biến chứng nặng nề hơn, nhưng có thể giảm nguy cơ đó bằng cách kiểm soát tốt đường máu và thực hiện các bước để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng như hướng dẫn trên.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top