Bướu giáp lan tỏa có phải là bướu cổ? Bướu cổ là từ ngữ dân gian, thường để nói đến tình trạng tuyến giáp to ra. Nếu tuyến giáp to đều (cả 2 bên) thì được gọi là bướu giáp lan tỏa.
Bướu giáp lan tỏa là gì? (Ảnh: Internet)
Hầu hết tình trạng này là lành tính không nguy hại trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư nên khi phát hiện cần được thăm khám, kiểm tra theo định kỳ.
Bướu giáp lan tỏa được chia làm hai loại: Bướu giáp lan tỏa không độc và bướu giáp lan tỏa nhiễm độc
Các bướu giáp lan tỏa đơn thuần (chức năng tuyến giáp bình thường), về lâu dài có xu hướng dẫn đến suy giáp, một số diễn biến thành cường giáp (lúc này gọi là bướu giáp độc). Cần kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm các diễn biến này.
Đây là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp bướu phì đại lan tỏa.
Nguyên nhân có thể do chấn thương tinh thần, loạn dưỡng thần kinh, tuần hoàn, di truyền… Trong đó tăng tiết hormon giáp là nguyên nhân cơ bản trong cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow
Biểu hiện của bệnh thay đổi tùy theo độ tuổi
Bướu giáp lan tỏa thường là lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bướu giáp lan tỏa có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:
Khi khối u lớn hơn sẽ chèn ép gây giãn tĩnh mạch, gây khó nuốt, khó thở, hoặc bướu to nặng nề ở cổ.
Bướu cứng, đỏ, nóng hơn, toàn thân có thể có sốt, có các triệu chứng cận lâm sàng do viêm nhiễm.
Chảy máu tuyến giáp do loạn dưỡng. Bướu đột nhiên to ở 1 vùng, có thể hơi đau, sờ có cảm giác căng. Chọc hút có máu không đông.
Thường xuất hiện ở bệnh nhân basedow, bệnh nhân có bướu giáp đã lâu, gây nên các triệu chứng cường giáp như run tay, tăng thèm ăn, tiểu nhiều, khát nước, tim mạch bất thường… T3 T4 tăng, TSH giảm.
Hiếm gặp hơn, thường ở người lớn tuổi, kèm tiền sử bướu giáp có trước, gây nên các triệu chứng suy giáp như ăn không ngon, sa sút trí nhớ, giọng khan và trầm hơn, tăng cân, táo bón… T3 T4 giảm, TSH tăng
Ung thư phát triển từ 1 nhân trong bướu giáp. Bướu lớn nhanh gây chèn ép, có thể có hạch ngoài tuyến giáp.
Bướu giáp lan tỏa thường là lành tính. Bướu giáp lan tỏa nhỏ thường không có triệu chứng nên không cần điều trị.
Bướu giáp lớn hơn gây chèn ép, khó nuốt, khó thở hoặc bướu to gây mất thẩm mỹ có thể điều trị bằng Levothyroxin liều ức chế TSH xuống ở giá trị tối thiểu, làm thu nhỏ bướu giáp và giảm các triệu chứng. Một số trường hợp cần phẫu thuật để giảm triệu chứng hoặc vì thẩm mỹ, phẫu thuật không làm thay đổi bản chất của bệnh gây ra bướu giáp.
Đối với bướu giáp lan tỏa nhiễm độc (Basedow) tuy không có cách chữa nhưng có những phương pháp trị liệu làm giảm lượng hormone tuyến giáp (thyroxine) và giảm nhẹ triệu chứng. Thuốc sử dụng có thể là: Beta-blockers làm giảm triệu chứng của nhịp tim, đổ mồ hôi và lo lắng, thuốc Antithyroid để giảm số lượng hormone thyroxine. Các tuyến giáp hoạt động quá mức cần được điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp.
Đối với người có người bị bệnh bướu giáp và ngay cả người khỏe mạnh, việc chú ý đến chế độ ăn uống tốt, đầy dưỡng chất nhưng an toàn và hiệu quả là vô cùng cần thiết
Người bệnh khi này nên tăng cường ăn rau củ, hạn chế các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, tăng cường ăn rau củ và cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể.
Các thực phẩm được khuyến cáo như rong biển, hải sản, cá, rau có màu xanh thẫm và củ quả màu vàng như cam, quýt, cà rốt, khoai lang…
– Thực phẩm nên ăn
– Thực phẩm không nên ăn
Nói chung, phòng bệnh bướu cổ quan trọng nhất là chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung đầy đủ i-ốt. Việc bổ sung i-ốt phải phù hợp nhu cầu sinh lý, hằng ngày và liên tục kể cả sau khi đã giải quyết các rối loạn do thiếu i-ốt.
Theo khuyến cáo WHO, lượng i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày như sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh