Bệnh tiểu đường gây lở loét bàn chân do 3 nguyên nhân chính sau:
Xơ vữa động mạch (Ảnh Internet)
Ở người tiểu đường khi không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu, khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao gây ảnh hưởng lên các mạch máu. Mạch máu sẽ xơ cứng lại, lòng mạch trở nên dày và hẹp hơn. Lâu ngày có thể hình thành các mảng xơ vữa cản trở lưu thông máu trong lòng mạch.
Nếu động mạch ngoại biên bị xơ vữa, máu đến các chi sẽ ít hơn, giảm chất dinh dưỡng và oxy nuôi dưỡng đến các chi. Từ đó giảm khả năng miễn dịch và tự hồi phục của cơ thể, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công .
Chất dinh dưỡng ít cùng với sự tấn công của vi khuẩn sẽ khiến bàn chân dễ lở loét, nhiễm trùng khi bị tác nhân lạ xâm nhập.
Lượng đường trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng, làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Từ đó làm rối loạn cảm giác ở bệnh nhân đái tháo đường. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy bỏng rát, nóng. Sau đó là tê, đau và cuối cùng là mất cảm giác hoàn toàn. Người bệnh sẽ không cảm nhận được cảm giác đau khi bị thương.
Nếu người bệnh bị thương nhưng không phát hiện ra và không xử lý kịp thời, chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng và khó chữa lành. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi khi tình trạng viêm nhiễm không được phát hiện sớm và đã quá nặng.
Bệnh tiểu đường làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm suy yếu khả năng bảo vệ của các tế bào bạch cầu và làm chậm quá trình tự hồi phục. Vì vậy chỉ cần gặp một vết thương nhẹ ở chân, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét và các biến chứng nguy hiểm khác.
Tiểu đường gây loét hoại tử bàn chân
Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường có thể được phòng ngừa hoặc không quá nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn phát hiện sớm biến chứng này:
Khi các vết loét đã dần hình thành, sẽ xuất hiện mô đen bao quanh vết loét do máu không lưu thông được đến khu vực này. Đây là tình trạng nguy hiểm, vết loét có thể tiếp tục lan rộng và sâu, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Những dấu hiệu ban đầu để phát hiện loét bàn chân thường không dễ nhận biết. Chúng thường diễn ra âm thầm và nhiều khi người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã hình thành mô đen bao quanh. Vì vậy bạn cần thường xuyên theo dõi cơ thể, kể cả những biến đổi nhỏ nhất để phát hiện kịp thời.
Theo thống kê, có đến 15% bệnh nhân tiểu đường xảy ra tình trạng lở loét, nhiễm trùng bàn chân. Những yếu tố nguy cơ sau sẽ làm tăng khả năng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường:
Khi phát hiện có vết loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được điều trị. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà để xử lý vết loét.
Với các vết loét nhẹ, bạn cần chăm sóc theo các bước sau để vết loét nhanh khỏi và không bị lây lan sang những vùng xung quanh:
Loét bàn chân là một trong những biến chứng hay gặp và nguy hiểm nhất ở người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng tránh được biến chứng này nếu biết ngăn ngừa đúng cách. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia giúp người bệnh đái tháo đường hạn chế được hiện tượng lở loét bàn chân:
Như vậy, biến chứng lở loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường khá phổ biến và có thể hạn chế khả năng mắc phải nếu người bệnh phòng ngừa đúng cách.
Xem thêm: Cách chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh