✴️ Tìm hiểu về bệnh tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là gì?

Không có một mức cụ thể để xác định đổ mồ hôi là bình thường nhưng có thể nghĩ tới bệnh tăng tiết mồ hôi nếu cảm thấy ra người đổ quá nhiều mồ hôi và mồ hôi bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, ví dụ như:

  • Tránh bắt tay với người khác vì e ngại bàn tay ướt do đổ quá nhiều mồ hôi.
  • Tránh không tham gia các hoạt động như tập thể dục hay khiêu vũ vì sợ cơ thể ra nhiều mồ hôi.
  • Gặp khó khăn khi cầm, nắm đồ vật, sử dụng bàn phím máy tính vì mồ hôi làm tay trơn trượt.
  • Thường xuyên phải tắm rửa và giặt quần áo vì mồ hôi.
  • Trở nên khép kín, thiếu tự tin.

 

Khi nào nên đi khám?

Thăm khám bác sĩ ngay nếu cảm thấy việc ra nhiều mồ hôi can thiệp tới sinh hoạt hàng ngày hoặc đột nhiên bị ra mồ hôi nhiều quá mức. Đừng xấu hổ, e ngại việc đi khám vì đây là một rối loạn có thể điều trị được.
Đặc biệt với các trường hợp ra mồ hôi vào ban đêm, nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Trong phần lớn các trường hợp, tăng tiết mồ hôi không xác định được nguyên nhân rõ ràng và được cho là do có vấn đề ở hệ thống thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi.

Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, tìm hiểu về bệnh sử và có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng ra nhiều mồ hôi.

 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi?

Trong phần lớn các trường hợp, tăng tiết mồ hôi không xác định được nguyên nhân rõ ràng và được cho là do có vấn đề ở hệ thống thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi. Tình trạng này được gọi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát.
Tăng tiết mồ hôi thứ phát là tình trạng cơ thể ra mồ hôi quá nhiều xuất phát từ một bệnh lý, tình trạng y tế nào đó. Có nhiều “thủ phạm” khác nhau có thể gây ra triệu chứng tiết mồ hôi quá mức như:

  • Mang thai hoặc mãn kinh
  • Lo ngại
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)
  • Nhiễm trùng

 

Bệnh tăng tiết mồ hôi được điều trị như thế nào?

Bác sĩ thường khuyên người bệnh bắt đầu với các phương pháp điều trị ít xâm lấn như sử dụng chất khử mùi và chống mồ hôi.

Điều trị tăng tiết mồ hôi đòi hỏi sự kiên trì vì có thể mất rất nhiều thời gian để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Bác sĩ thường khuyên người bệnh bắt đầu với các phương pháp điều trị ít xâm lấn như sử dụng chất khử mùi và chống mồ hôi. Một số điều chỉnh lối sống cũng có thể làm giảm tiết mồ hôi, chẳng hạn như:

  • Mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ.
  • Hạn chế dung bia, rượu và đồ ăn cay, có thể khiến cho tình trạng đổ mồ hôi trở nên tồi tệ hơn.

Nếu các phương pháp này không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định điều trị:

  • Dùng muối nhôm: đây là chất chống tiết mồ hôi dùng bôi tại chỗ, cơ chế làm tắc các ống tiết mồ hôi và làm teo các tế bào tiết mồ hôi.
  • Liệu pháp I – on: ngâm tay hoặc chân vào chậu nước kiềm, cho dòng điện chạy ngang qua cơ thể tạo ra ion làm thay đổi một phần cấu trúc ống tuyến và khả năng bài tiết của tuyến.
  • Tiêm Botulium toxin A vào trong da: để ngăn cản phóng thích chất acetylcholine tại khớp nối thần kinh cơ và thần kinh giao cảm kích thích tiết của tuyến mồ hôi.
  • Sử dụng thuốc: sử dụng các thuốc anticholinergic, có tác dụng ức chế acetylcholine ở nơi tiếp hợp thần kinh và ngăn cản những kích thích tuyến của hệ thần kinh.
  • Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm ngực

Bệnh tăng tiết mồ hôi rất phổ biến, ước tính ảnh hưởng từ 1- 3 người trong số 100 người. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mặc dù thường bắt đầu khi còn nhỏ hoặc ngay sau khi dậy thì.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top