Mất cân bằng nội tiết là tình trạng gì?
Mất cân bằng nội tiết tố xảy ra khi có quá nhiều hoặc quá ít hormone trong máu. Do vai trò thiết yếu của chúng trong cơ thể, mất cân bằng nội tiết tố cho dù nhỏ cũng có thể gây ra các triệu chứng trên toàn cơ thể.
Hormone là hóa chất được sản xuất bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết. Hormone theo dòng máu đến các mô và cơ quan có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu cho các cơ quan đích.
Hormone rất quan trọng để điều chỉnh hầu hết các quá trình cơ thể chính, do đó sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến nhiều các chức năng cơ thể. Hormone có vai trò giúp điều tiết:
- Chuyển hóa và sự thèm ăn;
- Nhịp tim;
- Chu kỳ ngủ;
- Chu kỳ sinh sản và chức năng tình dục;
- Tăng trưởng và phát triển;
- Tâm trạng và mức độ căng thẳng;
- Thân nhiệt.
Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị ảnh hưởng bởi sự mất cân bằng của các hormon như insulin, steroid, hormone tăng trưởng và adrenaline…
Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể gặp phải sự mất cân bằng về nồng độ estrogen và progesterone, trong khi nam giới có nhiều khả năng gặp phải sự mất cân bằng về nồng độ testosterone.
Triệu chứng của mất cân bằng nội tiết là gì?
Triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố phụ thuộc vào tuyến và nội tiết tố bị ảnh hưởng. Các triệu chứng liên quan đến các nguyên nhân phổ biến của mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
- Tăng hoặc giảm cân không kiểm soát;
- Đổ mồ hôi quá nhiều không có nguyên do;
- Khó ngủ;
- Nhạy cảm với lạnh và nóng;
- Da rất khô hoặc phát ban da;
- Thay đổi huyết áp;
- Thay đổi nhịp tim;
- Xương giòn hoặc yếu;
- Thay đổi nồng độ đường trong máu;
- Thường xuyên cáu gắt, hồi hộp;
- Mệt mỏi kéo dài;
- Thường xuyên khát nước;
- Phiền muộn;
- Đau đầu;
- Thay đổi thói quen tiêu tiểu;
- Đầy hơi;
- Thay đổi khẩu vị;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Tóc mỏng, dễ gãy;
- Mặt sưng;
- Mờ mắt;
- Bướu cổ;
- Vú mềm;
- Giọng trầm hơn ở nữ.
Nguyên nhân nào gây mất cân bằng nội tiết tố
Mỗi người sẽ trải qua giai đoạn mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên hoặc dao động tại những thời điểm cụ thể trong cuộc đời. Ngoài ra sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể xảy ra khi các tuyến nội tiết không hoạt động đúng.
Các tuyến nội tiết là các tế bào chuyên sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu. Có một số tuyến nội tiết nằm khắp cơ thể kiểm soát các cơ quan khác nhau bao gồm:
- Tuyến thượng thận;
- Tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng);
- Tuyến tùng;
- Tuyến yên;
- Tuyến dưới đồi;
- Tuyến giáp và tuyến cận giáp;
- Đảo tụy.
Một số tình trạng bệnh lý được biết là tác động đến các tuyến nội tiết. Ngoài ra, thói quen lối sống và các yếu tố môi trường cũng có thể đóng vai trò trong sự mất cân bằng nội tiết tố. Các nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
- Căng thẳng kéo dài;
- Đái tháo đường type 1 và type 2;
- Tăng đường huyết;
- Hạ đường huyết;
- Suy giáp;
- Cường giáp;
- Sản xuất quá mức hoặc thiếu hormone tuyến cận giáp;
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng kém;
- Thừa cân;
- Sử dụng liệu pháp thay thế nội tiết tố hoặc thuốc tránh thai;
- Lạm dụng thuốc steroid;
- Hạch tuyến giáp đơn độc;
- Khối u tuyến yên;
- Hội chứng Cushing;
- Bệnh Addison;
- Khối u lành tính và u nang ảnh hưởng đến tuyến nội tiết;
- Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh;
- Tổn thương tuyến nội tiết;
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng;
- Ung thư liên quan đến tuyến nội tiết;
- Hóa trị và xạ trị;
- Thiếu iốt (bướu cổ);
- Viêm tụy di truyền;
- Hội chứng Turner (nữ chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động);
- Hội chứng Prader-Willi;
- Chán ăn;
- Dung nạp nhiều Phytoestrogen - estrogen thực vật tự nhiên
- Tiếp xúc với độc tố, chất ô nhiễm và hóa chất gây rối loạn nội tiết như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ;
Mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ
Cuộc đời phụ nữ sẽ trải qua một số giai đoạn mất cân bằng nội tiết tố trong suốt cuộc đời như:
- Dậy thì;
- Thời kì hành kinh;
- Mang thai, sinh nở và cho con bú;
- Tiền mãn kinh và mãn kinh;
Phụ nữ cũng có nguy cơ phát triển các loại rối loạn mất cân bằng nội tiết tố không giống ở nam giới do phụ nữ có các cơ quan và chu kỳ nội tiết khác nhau.
Nhiều tình trạng khác gây mất cân bằng nội tiết tố bất thường ở phụ nữ bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
- Liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc tránh thai;
- Mãn kinh sớm;
- Suy buồng trứng nguyên phát (POI);
- Ung thư buồng trứng.
Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt;
- Loãng xương (xương yếu, giòn);
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm;
- Khô âm đạo;
- Vú mềm;
- Khó tiêu;
- Táo bón và tiêu chảy;
- Xuất hiện mụn trứng cá trong hoặc ngay trước khi có kinh nguyệt;
- Xuất huyết tử cung không liên quan đến kinh nguyệt;
- Tăng sự phát triển của tóc ở vùng mặt, cổ, ngực hoặc lưng;
- Tăng cân;
- Tóc yếu, dễ rụng;
- Da khô, nứt nẻ hay tăng trưởng bất thường;
- Giọng trầm hơn;
- Âm vật to ra.
Điều trị
Điều trị cho sự mất cân bằng nội tiết tố có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Mỗi người có thể yêu cầu các loại điều trị khác nhau cho sự mất cân bằng nội tiết tố. Lựa chọn điều trị cho phụ nữ bị mất cân bằng hormone bao gồm:
- Kiểm soát nội tiết tố hoặc kiểm soát sinh sản: Đối với những người áp dụng các biện pháp tránh thai, các loại thuốc có chứa các dạng estrogen và progesterone có thể giúp điều chỉnh các chu kỳ và triệu chứng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, có thể dùng thuốc tránh thai dưới dạng thuốc viên, vòng, miếng dán, thuốc tiêm hoặc dụng cụ tử cung (DCTC).
- Estrogen âm đạo: Những người bị khô âm đạo liên quan đến sự thay đổi nồng độ estrogen có thể bôi kem có chứa estrogen trực tiếp lên các mô âm đạo để giảm triệu chứng.
- Thuốc thay thế hormone: Thuốc có tác dụng tạm thời giảm các triệu chứng nghiêm trọng liên quan đến mãn kinh như bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi đêm.
- Eflornithine (Vaniqa): Kem theo toa này có thể làm chậm sự phát triển lông trên khuôn mặt quá mức ở phụ nữ.
- Thuốc chống androgen: Các loại thuốc ngăn chặn hormone androgen chủ yếu có thể giúp hạn chế mụn trứng cá và tình trạng mọc hoặc rụng tóc quá mức.
- Clomiphene (Clomid) và letrozole (Femara): Những loại thuốc này giúp kích thích rụng trứng ở những người mắc PCOS đang nỗ lực để mang thai. Những người mắc PCOS và vô sinh cũng có thể được tiêm gonadotropin để giúp tăng cơ hội thụ thai.
- Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Lựa chọn điều trị cho những người bị mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
- Metformin: Một loại thuốc cho bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp kiểm soát hoặc hạ thấp lượng đường trong máu.
- Levothyroxin: Các loại thuốc có chứa levothyroxin, như Synthroid và Levothroid có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy giáp.
Lựa chọn điều trị cho nam giới bị mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
- Thuốc testosterone: Gel và miếng dán chứa testosterone có thể giúp giảm các triệu chứng của suy giảm chức năng tình dục và các tình trạng khác gây ra mức độ testosterone thấp như dậy thì muộn hoặc còi cọc.
Biện pháp tự nhiên
Trong hàng ngàn năm, con người ta đã biết sử dụng các chất bổ sung tự nhiên để điều trị mất cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên ngoài việc thay đổi lối sống, không có biện pháp tự nhiên nào được chứng minh có hiệu quả rõ ràng trong điều trị mất cân bằng nội tiết tố.
Các chất bổ sung tự nhiên thường được sử dụng để giảm các triệu chứng liên quan đến mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
- Thiên ma, đương quy, cỏ ba lá đỏ và dầu hoa anh thảo cho các cơn bốc hỏa do mãn kinh gây ra;
- Nhân sâm giúp giảm khó chịu, lo lắng và rối loạn giấc ngủ do mãn kinh;
- Nhân sâm và maca cho người rối loạn cương dương.
Thay đổi lối sống có thể giúp giảm khả năng và các triệu chứng của mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng và cân bằng;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Vệ sinh cá nhân đúng cách;
- Sử dụng các sản phẩm phù hợp với làn da;
- Tránh các tác nhân gây ra các cơn nóng bức như thời tiết nóng, đồ ăn nóng, cay…
- Hạn chế và kiểm soát tình trạng căng thẳng;
- Tham gia các hoạt động ngoài trời, thiền hoặc yoga;
- Hạn chế thực phẩm có đường và thực phẩm chế biến sẵn;
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói;
- Thay thế chảo chống dính cũ bằng chảo gốm;
- Sử dụng hộp thủy tinh để lưu trữ và hâm nóng thực phẩm;
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có chứa hóa chất độc hại;
- Tránh sử dụng các thực phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;
- Không sử dụng lò vi sóng với các thực phẩm và đồ uống đựng trong hộp, túi nhựa.
Tổng kết
Hầu hết ai cũng có những giai đoạn mất cân bằng nội tiết tố trong đời. Tình trạng này thường gặp ở tuổi dậy thì, trong chu kì kinh nguyệt và giai đoạn mang thai.
Nhiều sự mất cân bằng nội tiết tố gây ra bởi các yếu tố ngoại cảnh, chẳng hạn như căng thẳng hoặc do thuốc nội tiết tố. Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý ảnh hưởng hoặc liên quan đến hệ thống hoặc các tuyến nội tiết.
Nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng kéo dài không rõ nguyên nhân, đặc biệt là những triệu chứng gây đau, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Xem thêm: Ngừa thai bằng phương pháp sử dụng nội tiết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp