Xem lại: Những rối loạn giáp trạng (Phần 1)
Xem lại: Những rối loạn giáp trạng (Phần 2)
CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA GIẢM NĂNG TUYẾN GIÁP ?
Giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism) là sự thiếu hụt hormone giáp trạng. Những cơ chế chính gồm có:
(1) nguyên phát : loạn chức năng của tuyến giáp.
(2) thứ phát : thiếu hụt TSH (thyroid-stimulating hormone) từ tuyến yên, và (3) tam phát : thiếu hụt TRH (thyrotropin-releasing hormone) từ vùng dưới đồi (hypothalamus).
Giảm năng tuyến giáp nguyên phát (primary hypothyroidism) thường xảy ra nhất và những nguyên nhân gồm có viêm tuyến giáp tự miễn dịch hay bán cấp, bệnh Grave giai đoạn cuối, tình trạng sau khi cắt bỏ tuyến giáp hoặc sau khi điều trị bằng phóng xạ, do thuốc (iodides, lithium, thionamides, amiodarone), bẩm sinh, và khối u.
NHỮNG BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THÔNG THƯỜNG CỦA GIẢM NĂNG TUYẾN GIÁP ?
Toàn thân : không chịu được lạnh, lên cân, hạ thân nhiệt, yếu người, ngủ lịm (lethargy), giọng nói khàn và trầm, nói chậm (slow speech), tình trạng ngủ gà.
Tâm thần kinh : phản xạ gân xương chậm, sa sút trí tuệ, loạn tâm thần, dị cảm.
Tim mạch : cơn đau thắt ngực, tim đập chậm.
Hô hấp : tràn dịch màng phổi, khó thở, giảm thông khí phổi
Cơ xương : đau khớp, đau quặn cơ
Da : da lạnh, khô ; rụng tóc ; phù không lấy dầu ấn.
HÔN MÊ PHÙ NIÊM LÀ GÌ ?
Hôn mê phù niêm là một tình trạng đe dọa mạng sống, được đặc trưng bởi một sự tăng quá mức của các triệu chứng của giảm năng tuyến giáp. Tỷ lệ tử vong khoảng 30%.
HÔN MÊ PHÙ NIÊM ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO ?
NHỮNG BẤT THƯỜNG XÉT NGHIỆM ĐƯỢC THẤY TRONG HÔN MÊ PHÙ NIÊM LÀ GÌ ?
T4 và T3, T3RU, T4 và T3 tự do thường thấp, và TSH gia tăng đáng kể. Những bất thường khác gồm có thiếu máu, giảm natri-huyết, giảm glucose-huyết, và gia tăng nồng độ cholesterol và CK. Khí máu động mạch (arterial blood gases) thường phát hiện tăng thán huyết (hypercarbia) và giảm oxy-huyết (hypoxemia). Điện tâm đồ thường cho thấy tim nhịp chậm xoang, bloc tim, điện thế thấp, và sóng T dẹt.
NHỮNG TÌNH TRẠNG GÌ THÚC ĐẨY HÔN MÊ PHÙ NIÊM XẢY RA Ở BỆNH NHÂN GIẢM NĂNG TUYẾN GIÁP ?
Những yếu tố khởi động gồm có nhiễm trùng phổi, các thuốc an thần và các tác nhân gây mê (do chuyển hóa thuốc bị giảm), tiếp xúc với lạnh, chấn thương, nhồi máu cơ tim hay suy tim sung huyết, tai biến mạch máu não, và xuất huyết dạ dày-ruột. Những tình trạng chuyển hóa góp phần gồm có giảm oxy mô (hypoxia), tăng thán huyết (hypercapnia), giảm natri-huyết (hyponatremia), và giảm glucose-huyết.
ĐIỀU TRỊ HÔN MÊ PHÙ NIÊM ?
(1) Điều trị hỗ trợ (supportive care) : Những đe dọa mạng sống tức thời được đánh giá và điều trị, bắt đầu với kiểm tra đường hô hấp, oxy, thiết đặt đường tĩnh mạch, monitor tim. Các bệnh nhân nên được đặt ống nội thông khí quản và tăng thông khí khi có suy hô hấp. Hạ huyết áp được điều trị với crystalloids. Các bệnh nhân có thể không đáp ứng với vasopressors nếu không được điều trị thay thế bằng hormone giáp trạng. Thăm dò chức năng cơ bản của tuyến giáp nên được thực hiện. Hạ thân nhiện được điều trị bằng sưởi ấm thụ động (passive rewarming). Hydrocortisone 100 đến 200 mg tiêm tĩnh mạch, được chỉ định bởi vì stress chuyển hoá được liên kết với giảm năng tuyến giáp.
(2) Điều trị thay thế bằng hormone giáp trạng (Thyroid replacement therapy) : Một liều lượng 4 mcg/kg/thể trọng T4 (levothyroxine hay thyroxine) tiêm tĩnh mạch trực tiếp, tiếp theo trong 24 giờ sau 100 mcg tiêm tĩnh mạch, rồi 50 mcg tiêm tĩnh mạch cho đến khi thuốc cho bằng đường miệng có thể dung nạp được. Bởi vì nguy cơ giảm sự sản sinh T3 từ T4 ở những bệnh nhân giảm năng tuyến giáp trầm trọng, nên cần tiêm trực tiếp đồng thời T3 (liothyronine) với liều lượng 20 mcg tĩnh mạch, rồi 10 mcg tĩnh mạch mỗi 8 giờ cho đến khi bệnh nhân tỉnh dậy.
(3) Nhận định và điều trị các yếu tố khởi phát.
(4) Điều trị các bất thường chuyển hóa : hạ natri-huyết được điều trị bằng cách hạn chế uống nước hay tiêm truyền nước muối và furosemide. Nước muối ưu trương (hypertonic saline) hiếm khi được chỉ định. Hạ glucose-huyết và tăng canxi-huyết đôi khi được nhận thấy.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh