✴️ Bệnh viêm gan A và những điều cần biết

Nội dung

Bệnh viêm gan A lây nhiễm như thế nào?

Vi khuẩn viêm gan A được tìm thấy trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng nhiều nhất vẫn là ở phân của người có bệnh. Con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm gan A là từ phân người bệnh đến người lành. Bệnh thường không có giai đoạn mạn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đến gan. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tạo các kháng thể  chống lại virus viêm gan A. Kháng thể này thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm trong tương lai. Hiện nay, chúng ta đã có loại vắc – xin phòng viêm gan A trong tối thiểu 10 năm.

Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan do virus viêm gan A (Hepatitis A virus) gây nên.

Bệnh viêm gan A có nhiều nhất ở các nước chậm phát triển có điều kiện sống thấp. Vi khuẩn viêm gan A có thể sống ở môi trường trong nhiều năm với nhiệt độ đông lạnh 20 độ C. Khi bị phơi khô, vi khuẩn viêm gan A vẫn tiếp tục sống được trong nhiều tuần lễ sau đó.

 

Triệu chứng của bệnh viêm gan A

Vi khuẩn viêm gan A chỉ gây sưng gan cấp tính chứ không tạo nên những biến chứng lâu dài, như sơ gan, chai gan hoặc ung thư gan như vi khuẩn viêm gan B, C, và D.

Triệu chứng của bệnh viêm gan A có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi của bệnh nhân khi bị lây bệnh. Theo thống kê, có khoảng hơn 80% trẻ em dưới 2 tuổi, khi bị lây viêm A thường không có bất cứ một triệu chứng nào; trẻ từ 6 tuổi trở đi khi bị viêm gan A sẽ có những triệu chứng rất rõ rệt. Càng lớn tuổi, các triệu chứng của bệnh viêm gan A càng dễ nhận biết hơn. Cụ thể như:

  • Mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn,  tiêu chảy, táo bón….
  • Đau bụng nhẹ ở vùng bên phải xương sườn.
  • Sốt nhẹ
  • Mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da
  • Nước tiểu có màu vàng

Khi thấy xuất hiện thường xuyên 3-4 triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám chẩn đoán viêm gan A càng sớm càng tốt.

 

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN A

Cần đi khám nếu có triệu chứng của viêm gan A hoặc nghi ngờ có tiếp xúc với virus viêm gan. Bác sĩ chuyên khoa chủ yếu sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như:

  • Kiểm tra lượng bilirubin trong máu. Bình thường thì chất cặn này hồng cầu chết sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu. Nhưng tình trạng gan viêm sẽ cản trở khả năng chuyển hóa bilirubin, dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao trong máu.
  • Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ các men gan tăng cao trong máu như aminotransferases – được giải phóng khi gan bị tổn thương.

 

BIẾN CHỨNG VIÊM GAN A

Viêm gan A không dẫn tới tình trạng mang bệnh mạn tính và một khi người bị bệnh bình phục, họ sẽ được miễn dịch cả đời đối với bệnh này.

Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan hồi phục hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài. Ở người già và người bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh có thể nặng hơn.

Trong một số ít trường hợp viêm gan bùng phát – một tình trạng đe dọa tính mạng gây suy gan có thể xảy ra. Đặc biệt có nguy cơ là ở những người bị bệnh gan mạn tính hoặc ghép gan.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng quá trình viêm gây ra bởi viêm gan A có thể góp phần gây cứng động mạch (xơ mỡ động mạch).

 

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN A

Bệnh viêm gan A được phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số lưu ý sau:

  • Chế độ ăn hợp lý: cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên có một chế độ ăn giàu protein, lượng calo cao, ăn thức ăn tươi sống, khẩu phần dinh dưỡng nhiều đạm…cố gắng duy trì chế độ ăn hàng ngày hợp lý chính là bạn đang tự mình chữa bệnh cho mình.
  • Sinh hoạt hợp lý: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ hợp lý không làm việc mất sức nhiều quá, ngủ đủ ngày 7 – 8 tiếng, thường xuyên tham gia các môn thể dục thể thao (5 lần/ tuần).
  • Bệnh nhân nếu có triệu chứng buồn nôn, nôn thì có thể dùng thuốc chống ói nếu cần thiết.
  • Trong thời gian điều trị bệnh viêm gan A cần tránh các chất kích thích như cồn, thuốc lá vì khi uống rượu bia, chất kích này có thể làm bệnh nặng hơn và lâu khỏi.

 

Phòng viêm gan A thế nào?

Tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan A là cách tốt nhất để phòng chống bệnh. Trường hợp chưa tiêm vaccine ngừa viêm gan A hoặc chưa có kháng thể chống vi khuẩn viêm gan A, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng những cách dưới đây:

  • Rửa tay bằng xà-bông trước và sau mỗi lần đại tiện hoặc thay tã cho trẻ em;
  • Rửa tay cẩn thận trước khi và sau khi ăn cũng như làm bếp;
  • Các bát đĩa của bệnh nhân phải được rửa sạch sẽ;
  • Tránh quan hệ tình dục với người bệnh viêm gan A (trong thời gian ủ bệnh).

Viêm gan A tuy không chuyển mạn tính như viêm gan B, C và D nhưng  bệnh cũng có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Do đó, nếu chưa có kháng thể miễn nhiễm với vi khuẩn viêm gan A, bạn nên thực hiện chính ngừa càng sớm càng tốt.

Ăn uống khoa học cũng là cách giúp phòng chống bệnh viêm gan A

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top