✴️ Dấu hiệu nhận biết viêm tụy sớm

Nội dung

Nhiều người còn chưa biết rõ những tác hại của bệnh viêm tụy. Căn bệnh này bao gồm viêm tụy cấp và mạn tính. Trong đó, viêm tụy dạng cấp tính có tiên lượng xấu và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử trong tụy, gây tử vong…Do đó, nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sớm là vô cùng cần thiết.

Viêm tụy có hai dạng viêm tụy cấp và viêm tụy mạn tính

Nhận biết sớm bệnh viêm tụy qua những triệu chứng nào?

– Đau bụng trên có thể kéo dài trong vài ngày và thường bị nặng. Cơn đau có thể lan ra ngực và lưng. Cơn đau có thể đột ngột, lúc nặng lúc nhẹ, và có thể đau hơn khi ăn uống. Chứng phình bụng nhẹ có thể xuất hiện.

– Buồn nôn hoặc ói mửa.

– Mạch đập nhanh

– Sốt (nhiệt độ từ 38 độ C trở lên).

 

Các dạng viêm tụy

Viêm tụy là tình trạng viêm (sưng) ở tụy, một tuyến nằm giữa dạ dày, gan và ruột, chỉ dài 10-15cm. Đây là tuyến sản xuất ra dịch tụy (chứa enzyme tiêu hóa) và hormone bao gồm insulin để cơ thể điều chỉnh lượng glucose.

Khi tuyến tụy bị viêm thường có hai dạng:

- Cấp tính (viêm tụy cấp): Viêm tụy có thể xảy ra cấp tính, nghĩa là tình trạng viêm xảy ra đột ngột và kéo dài trong vài ngày. Chứng viêm tụy cấp tính có thể gây chết người với nhiều biến chứng.

- Mạn tính: Sự tổn thương liên tục của tuyến tụy có thể dẫn đến tình trạng kéo dài mạn tính, có nghĩa là viêm tụy xảy ra trong nhiều năm.

Viêm tụy là tình trạng viêm (sưng) ở tụy, một tuyến nằm giữa dạ dày, gan và ruột, chỉ dài 10-15cm.

 

Nguyên nhân nào gây viêm tụy?

Các nguyên nhân có thể gây ra viêm tụy cấp bao gồm:

– Sỏi mật

– Uống rượu

Đôi khi trong một vài trường hợp, nguyên nhân gây bệnh không xác định được.

Với viêm tụy mạn: Do viêm tụy cấp nhiều lần, tuyến tụy tổn thương kéo dài dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.

 

Xử trí chuyên môn với chứng viêm tụy cấp

- Truyền dịch: Phương pháp này làm tăng lượng máu và thay thế các chất điện phân như kali hay canxi.

- Đặt ống thoát dịch và khí: Cách này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát chứng nôn mửa. Ống này được đặt tạm thời nối từ mũi đến dạ dày.

 

Chế độ sinh hoạt có lợi khi bị viêm tụy cấp

– Ngừng uống rượu

– Bỏ thuốc lá

– Thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo: Giảm lượng chất béo trong mỗi bữa ăn. Cùng với đó cần bổ sung các loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein.

– Uống nhiều nước: viêm tụy có thể gây mất nước, do đó bạn nên uống nhiều nước (ít nhất là 2 lít/1 ngày).

– Nên đi khám ngay tại bệnh viện có chuyên khoa nếu thấy xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn ra máu. Các trường hợp gặp phải vấn đề bất ổn do rượu, chẳng hạn vàng da và mắt, sốt hơn 38 độ C, sụt cân, chuột rút ở cơ hay chứng động kinh khi bỏ rượu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top