✴️Tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây mất máu nhiều. Chính vì thế việc tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh này, đồng thời có biện pháp xử trí phù hợp.

 

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cấp tính thường gặp do tổn thương viêm đau dạ dày cấp hoặc mạn tính mà không được điều trị kịp thời. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

Nguyên nhân chủ quan

Do uống rượu

Do vô tình hoặc cố ý sử dụng dung dịch axit hoặc kiềm.

Do căng thẳng, stress kéo dài.

Do sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài.

Nguyên nhân khách quan

Do mắc một số bệnh lý làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan hoặc ung thư dạ dày gây ra

Do mắc các bệnh về máu như bệnh bạch cầu, bệnh suy tuỷ xương, bệnh máu chậm đông, bệnh máu chảy lâu, chảy máu nhiều ở những nơi như chân răng, dưới da, ruột…

 

Các triệu chứng cảnh báo bệnh xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị: Đơn đau có thể lan khắp bụng, mệt mỏi, tái xanh.
  • Nôn ra máu: Người bệnh có cảm giác nôn nao khó chịu, buồn nôn và nôn. Máu nôn có thể màu đỏ tươi hoặc máu đen có lẫn cụ và thức ăn. Chất nôn có màu nâu hồng…
  • Đại tiện phân đen: Phân có màu đen như bã cà phê, mùi khẳm do máu đã được tiêu hóa 1 phân. Chảy máu nhiều khiến phân loãng, có lẫn nước đỏ. Nếu chảy ít thì phân thành khuôn, màu đen giống nhựa đường.

Xuất huyết dạ dày là bệnh nguy hiểm và có thể gây biến chứng nghiêm trọng, mất máu nhiều dẫn tới suy kiệt sức khỏe và tử vong. Chính vì thế khi thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

 

Cách điều trị xuất huyết dạ dày

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dạ dày, người bệnh cần tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Không được điều trị tại nhà để tránh mất máu nhiều gây tử vong.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có phải chảy máu dạ dày hay không, nếu do loét dạ dày tá tràng sẽ được điều trị theo phác đồ của bệnh viện.

Với một số trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm trong 24 – 48 giờ đồng hồ, nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì có thể xuất viện, uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày do loét có nhiễm vi trùng HP thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 10 – 14 ngày. Nếu bị loét không phải do vi trùng hoặc nguyên nhân khác thì chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6 – 8 tuần.

Người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top