Bệnh mạch máu não là bệnh của các mạch máu trong não, đặc biệt là các động mạch trong não. Các động mạch trong não sẽ vận chuyển máu và cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cũng như cung cấp oxy cho mô não. Bệnh mạch máu não phát triển theo thời gian vì các mạch máu trong não dễ bị tổn thương do tăng huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, bệnh mạch máu di truyền hoặc hút thuốc.
Tổn thương đến lớp nội mô của mạch máu khiến chúng trở nên hẹp, cứng và đôi khi có hình dạng không đều. Thông thường, các mạch máu không bị tổn thương được mô tả là có chứng xơ vữa động mạch, thường kết hợp với tích tụ cholesterol.
Khi các mạch máu trong não phát triển bệnh mạch máu não, chúng sẽ có khuynh hướng tạo cục máu đông nhiều hơn. Một cục máu đông có thể bắt đầu hình thành trong động mạch khi động mạch hẹp hoặc bị biến dạng bên trong. Khi cục máu đông phát triển bên trong mạch máu, nó được gọi là huyết khối. Một cục huyết khối di chuyển và đi qua các mạch máu đến vị trí khác trong cơ thể sẽ gây tắc mạch. Huyết khối có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu hẹp trong não, đặc biệt là những mạch máu đã bị tổn thương do bệnh mạch não, gây ra sự gián đoạn cung cấp máu, gọi là thiếu máu cục bộ.
Những bất thường do bệnh mạch não gây ra sẽ khiến các mạch máu dễ bị rách, tăng nguy cơ xuất huyết, chảy máu. Khi tình trạng xuất huyết xảy ra, tổn thương mô não do chảy máu cũng như tổn thương mô não gây ra do thiếu máu cục bộ sẽ xảy ra đồng thời.
Thông thường, nguyên nhân gây ra bệnh mạch não dài hạn sẽ dẫn đến đột quỵ đột ngột. Huyết khối do một cục máu đông chạy từ tim hoặc động mạch cảnh vào não là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ. Nguyên nhân cũng có thể là do tình trạng tăng huyết áp đột ngột. Các nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh mạch não gây đột quỵ đột ngột bao gồm co thắt mạch máu, thường là do thuốc, điều trị hoặc sự thay đổi đột ngột của huyết áp.
Khi bệnh mạch não phát triển, thông thường, người bệnh cũng sẽ mắc bệnh tim mạch và các bệnh về mạch máu trên cơ thể. Nguyên nhân của bệnh mạch não là tương tự như nguyên nhân gây bệnh của các mạch máu khác. Một số người có xu hướng mắc bệnh mạch máu ở vị trí cụ thể trên cơ thể hơn các mạch máu ở các vị trí khác.
Cũng có một số bệnh di truyền sẽ dễ gây bệnh mạch máu tại não hơn là bệnh mạch máu tại các vị trí khác.
Sự xuất hiện của bệnh mạch não não lan rộng có thể gây đột quỵ nhỏ, thầm lặng theo thời gian. Bởi vì não thường có khả năng tự sửa chữa một số tình trạng tổn thương, nhiều người bị các cơn đột quỵ nhỏ và không bị các triệu chứng bởi vì các vùng não khác sẽ bù lại bằng cách làm việc gấp đôi.
Bệnh mạch máu não có thể góp phần dẫn đến các triệu chứng của chứng mất trí. Một số người bị bệnh mạch não nặng không thể hiện các triệu chứng điển hình liên quan đến các cơn đột qụy chẳng hạn như yếu liệt, khó nói hoặc mất thị lực, thay vào đó là họ sẽ biểu hiện bằng chứng sa sút trí tuệ. Điều này là do sự khó khăn của não trong việc tích hợp những suy nghĩ và ký ức qua nhiều cơn đột quỵ nhỏ theo thời gian.
Thông thường, những người có nhiều cơn đột quỵ thầm lặng do bệnh mạch não sẽ rất ngạc nhiên khi họ biết rằng kết quả chụp MRI não hoặc chụp CT não của họ cho thấy họ bị đột quỵ trước đó.
Trong các tình huống này, kết của chụp phim sẽ mô tả bệnh mạch nhỏ, đột quỵ hay bệnh chất trắng. Theo thời gian, nếu nhiều cơn đột quỵ nhỏ xảy ra, dần dần khi đạt đến ngưỡng, các triệu chứng sẽ trở nên rõ rang hơn. Tại thời điểm này, các triệu chứng có thể đột nhiên trở nên rõ ràng nếu khả năng bù đắp của não bị “quá tải”.
Thông thường không có xét nghiệm sàng lọc để tìm ra bệnh mạch não, mặc dù đôi khi nó có thể được phát hiện trên các nghiên cứu chụp não. Nếu kết quả chụp CT não hoặc chụp MRI não cho thấy bạn không có bệnh mạch nào thì không có nghĩa là bạn không bị bệnh.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra sự phát triển của bệnh mạch não là cách tốt nhất để hồi phục và để ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ hơn. Hầu hết các bệnh mạch não có thể được cải thiện ít nhất bằng cách giảm lượng cholesterol, kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường, cai thuốc lá. Ngoài ra, có thể sẽ cần phải sử dụng thêm một số loạit huốc kê đơn và thay đổi lối sống, ví dụ như tập thể thao hàng ngày và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh