Cách chữa bệnh cao huyết áp ở mức độ nhẹ

Sau chẩn đoán, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất cách chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả nhất, bao gồm thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc tùy theo tình trạng cụ thể. Nếu cao huyết áp ở mức độ nhẹ, ban đầu người bệnh có thể chỉ cần thay đổi lối sống. Tuy nhiên khi cao huyết áp ở mức độ nặng, người bệnh sẽ phải điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

 

Cách điều trị bệnh cao huyết áp hiệu quả

Trước hết người bệnh cần thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để xác định cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng bản thân. Có hai cách điều trị chính đối với bệnh cao huyết áp là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc tùy theo trường hợp cụ thể của người bệnh.

  • Việc điều trị cao huyết áp không dùng thuốc (ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh xa stress, giảm cân với người thừa cân…) được khuyến khích ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1, không có biến chứng bệnh tim mạch và tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu.
  • Còn với những bệnh nhân tăng huyết áp nặng nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống cùng với việc dùng thuốc.

 

Người bệnh nên thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để xác định cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng bản thân.

 

Để có thể kiểm soát huyết áp tốt nhất, cả hai phương pháp này thường được áp dụng phối hợp. Người bệnh cao huyết áp phải điều trị bằng thuốc không được chủ quan cho rằng chỉ cần uống thuốc là đủ, nên không kiêng khem, luyện tập thể dục khiến cho cao huyết áp tiến triển nặng hơn, khó kiểm soát.

 

ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC

Thói quen sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát cao huyết áp. Những thói quen này bao gồm:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý
  • Hạn chế uống rượu
  • Kiểm soát tình trạng căng thẳng

 

Ăn uống lành mạnh

Để điều trị cao huyết áp, người bệnh nên giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.

 

Để điều trị cao huyết áp, người bệnh nên giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, không nên tiêu thụ quá 2.300 mg muối/ngày. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa tách béo hoặc sữa ít chất béo, các loại cá béo giàu omega – 3 như cá ngừ, cá hồi…

 

Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm huyết áp đồng thời giảm nguy cơ cho các vấn đề sức khỏe khác. Có thể hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị để lựa chọn hình thức và cường độ luyện tập an toàn cho tình trạng sức khỏe của bản thân.

 

Duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý

Những người đang thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân.

 

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh là một trong những biện pháp thay đổi lối sống giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Những người đang thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân. Giảm cân có thể cải thiện huyết áp, làm giảm nồng độ cholesterol “xấu LDL và làm tăng nồng độ cholesterol “ tốt” HDL.
Biện pháp hữu ích để xác định một người có bị thừa cân hay không là kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BIM). Dựa trên chỉ số BIM, các bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống kết hợp với luyện tập hợp lý để giảm cân.

 

Hạn chế uống rượu

Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng huyết áp và nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) – một loại chất béo được tìm thấy trong máu. Rượu cũng làm tăng calo, gây tăng cân.

 

Kiểm soát tình trạng căng thẳng

Tập yoga là cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng căng thẳng, giúp làm giảm huyết áp.

 

Học cách để quản lý căng thẳng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và đồng thời cũng hỗ trợ làm giảm huyết áp. Các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng bao gồm:

  • Vận động cơ thể
  • Nghe nhạc
  • Tập yoga hoặc thái cực quyền
  • Tập thiền

 

2. ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP CÓ DÙNG THUỐC

Sử dụng thuốc cũng là một cách chữa bệnh cao huyết áp khá phổ biến. Những loại thuốc này có tác dụng khác nhau giúp ngăn chặn hoặc làm chậm một số chức năng của cơ thể có thể khiến huyết áp tăng cao.

 

Sử dụng thuốc cũng là một cách chữa bệnh cao huyết áp khá phổ biến.

 

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng tăng huyết áp bao gồm:
Các chất ức chế men chuyển angiotensin (các chất ức chế ACE)

  •  Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB)
  •  Thuốc lợi tiểu
  •  Thuốc chẹn beta
  •  Thuốc chẹn kênh canxi

Dùng thuốc rất cần sự tư vấn của bác sỹ, tuyệt đối không nên tùy tiện dùng thuốc theo ý kiến cá nhân.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong điều trị cao huyết áp mà người bệnh cần biết:

  • Không được tư ý tăng liều thuốc: khi nhức đầu, khó chịu…, nhiều người bệnh cho rằng huyết áp tăng cao, rồi tự tăng liều. Trên thực tế, tự tăng liều thuốc có thể gây tụt huyết áp quá mức, thậm chí có thể gây trụy mạch.
  • Không tự ý ngừng uống thuốc ngay cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường. Trong nhiều trường hợp, huyết áp có thể đột ngột tăng cao và gây ra tai biến khi người bệnh ngừng dùng thuốc.
  • Uống thuốc điều trị cao huyết áp phải đúng giờ, đều đặn tùy thuộc theo thời gian của từng loại thuốc.
  • Tuyệt đối không dùng chung đơn thuốc với người khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top