Trước đây tạo nhịp vĩnh viễn chỉ để điều trị các trường hợp rối loạn nhịp chậm có triệu chứng, không hồi phục được. Tuy nhiên trong khoảng hai thập kỷ gần đây việc cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn có kèm theo chức năng sốc điện phá rung tự động để điều trị các trường hợp rối loạn nhịp thất nguy hiểm có nguy cơ đột tử cao đã được ngày càng phát triển. Những tiến bộ trong điều trị suy tim như tạo nhịp tim đồng bộ hai buồng, ba buồng tim đã cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim nặng, giảm tỷ lệ tử vong và những biến cố của suy tim.
Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được chỉ định trong các trường hợp:
Blốc nhĩ thất các mức độ có triệu chứng.
Blốc 2 nhánh, 3 nhánh mãn tính.
Hội chứng suy nút xoang.
Ngất qua trung gian thần kinh.
Hội chứng xoang cảnh nhạy cảm.
Bệnh cơ tim phì đại.
Bệnh cơ tim giãn.
Suy tim nặng có mất đồng bộ giữa các buồng tim.
Hội chứng Brugada.
Những trường hợp nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp thất như: Sau can thiệp mạch vành, chức năng tim giảm EF < 30%.
Các trường hợp rối loạn nhịp cấp tính do viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim cấp.
Nhịp chậm không có triệu chứng.
Suy tim quá nặng mất bù.
Nhiễm trùng cấp tính.
02 Bác sỹ chuyên khoa tim mạch can thiệp được đào tạo về kỹ thuật này.
01 Điều dưỡng phụ giúp.
01 kỹ thuật viên lập trình máy.
Máy chụp mạch hoặc máy soi có màn huỳnh quang kỹ thuật số.
Máy điện tim có màn hình theo dõi liên tục.
Máy sốc điện.
Máy tạo nhịp tạm thời và dây điện cực ( khi cần thiết). -Máy lập trình có thể đo được một số thông số cơ bản.
Bơm tiêm và kim gây tê.
Bộ dụng cụ tiểu phẫu vô khuẩn.
Chỉ khâu.
Bộ áo phẫu thuật, khăn mổ, gạc vô khuẩn, găng phẫu thuật.
Cồn sát khuẩn: cồn Betadine, cồn 90 độ...
Thuốc: thuốc gây tê, các thuốc cấp cứu trong tim mạch...
Bộ máy tạo nhịp vĩnh viễn, dây điện cực và Introducer tương thích.
Có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Được giải thích kỹ lưỡng về mục đích, hiệu quả cũng như là các biến chứng có thể của thủ thuât.
Người bệnh hoặc gia đình viết giấy cam đoan làm thủ thuật.
Được làm các xét nghiệm cơ bản: đông máu cơ bản, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp XQ tim phổi,…
Theo quy định của Bộ Y tế
Kiểm tra hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.
Kiểm tra tình trạng người bệnh có đủ các điều kiện để cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Kháng sinh dự phòng trước thủ thuật.
Đường vào có thể thông qua bộc lộ tĩnh mạch đầu hay chọc tĩnh mạch dưới đòn.
Sát trùng rộng tại vị trí chọc mạch.
Gây tê, bộc lộ tĩnh mạch đầu hoặc chọc mạch theo phương pháp Seldinger.
Luồn guidewire qua kim chọc mạch.
Làm túi máy.
Đưa dây điện cực qua Introducer, dưới màn huỳnh quang tăng sáng hoặc máy chụp mạch, đẩy dây điện cực tới các vị trí cần thiết trong buồng nhĩ phải, thất phải, xoang vành,....
Đo các thông số cần thiết: ngưỡng tạo nhịp, biên độ sóng P, R, điện trở.
Cố định dây điện cực. Lắp máy.
Đóng túi máy.
Băng vô khuẩn.
Các chỉ số sống: nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
Khám tim mạch, làm điện tâm đồ, làm siêu âm tim nếu cần thiết.
Khám phổi, chụp XQ tim phổi nếu cần thiết.
Tại vị trí cấy máy tạo nhịp.
Do chọc vào động mạch dưới đòn, do dùng thuốc chống đông…
Ép mạch tại vị trí chọc 5-10 phút. Dùng các thuốc cầm máu nếu cần.
Chọc hút và dẫn lưu nếu tràn khí nhiều.
Chọc hút và dẫn lưu.
Theo dõi nếu số lượng ít.
Chọc hút và dẫn lưu nếu nhiều.
Nâng cao 2 chân.
Truyền dịch nhanh.
Atropin.
Thường do dây điện cực gây ra.
Thao tác nhẹ nhàng, tránh thô bạo. Chuyển vị trí khác nếu cần. Dùng thuốc chống loạn nhịp hoặc sốc điện nếu cần.
Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý tim và điều trị các rối loạn nhịp tim năm 2010, Hội Tim mạch Việt Nam.
ACC/AHA/HRS/ESC 2006 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices: Summary Article:
A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (ACC/AHA/NASPE Committee to Update the 2002 Pacemaker Guidelines).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh