Việc phát hiện và chẩn đoán cao huyết áp sớm gặp nhiều khó khăn vì bệnh tiến triển chậm và hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Điều này dẫn tới tình trạng nhiều người nhập viện do những biến chứng nguy hiểm mới biết mình mắc bệnh.
Chẩn đoán cao huyết áp như thế nào?
Cách duy nhất để biết một người có bị cao huyết áp hay không là đo huyết áp. Huyết áp có thể được đo bằng cách sử dụng máy đo huyết áp cơ hay điện tử. Người bệnh cần lưu ý:
Huyết áp được xác định bằng hai chỉ số:
Huyết áp ở người bình thường trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương là 80 mm Hg. Một người được chẩn đoán cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên.
Bác sĩ có thể tiến hành đo huyết áp từ 2 – 3 lần hoặc nhiều hơn trước khi khẳng định chẩn đoán cao huyết áp. Bởi vì huyết áp có thể giao động trong suốt cả ngày. Cảm giác lo lắng, căng thẳng khi tới bệnh viện để khám bệnh ở nhiều người cũng có thể làm tăng huyết áp (cao huyết áp “áo choàng trắng”). Trong những trường hợp nghi ngờ này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tự đo huyết áp và ghi lại kết quả tại nhà hoặc nơi làm việc hoặc mang máy đo huyết áp 24h. Máy sẽ đo huyết áp 20 phút/lần, giúp đánh giá được huyết áp thực sự của bệnh nhân. Huyết áp cần được đo ở cả hai tay để xác định xem liệu có sự khác biệt nào không.
Nếu người bệnh được chẩn đoán cao huyết áp cao, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý cá nhân và khám lâm sàng. Ngoài ra bệnh nhân cũng được chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng cao huyết áp, chẳng hạn như bệnh thận.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh