Mặc dù phình mạch có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng nó thường gặp ở:
Mặc dù nguyên nhân chính xác của phình mạch không rõ ràng nhưng một số yếu tố có thể góp phần gây ra rối loạn này. Ví dụ như tổn thương các mô ở động mạch, lắng đọng mỡ gây tắc nghẽn. Sự lắng đọng mỡ ở thành mạch sẽ khiến cho tim phải làm việc vất và hơn để bơm máu qua những mạch máu này, dẫn đến tổn thương động mạch do sự gia tăng áp lực.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến phình mạch. Những người bị xơ vữa động mạch có các mảng bám ở thành động mạch do sự lắng đọng các chất có hại, gây ra tổn thương động mạch và ngăn cản sự lưu thông máu.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp có thể gây phình mạch. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Nếu áp lực này gia tăng hơn bình thường, nó có thể dẫn đến yếu hoặc phình mạch.
Huyết áp bình thường ở người lớn là dưới 120/80 mmHg. Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Mặc dù vậy, huyết áp tăng cao hơn mình thường không nhất thiết là bạn sẽ có nguy cơ bị phình mạch.
Phân loại
Phình mạch có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp ở:
Động mạch chủ
Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể. Nó bắt đầu đi từ tâm thất trái và xuống bụng, sau đó chia thành hai động mạch chậu. Động mạch chủ là vị trí thường gặp của phình mạch:
Phình động mạch chủ ngực
Phình động mạch chủ bụng là loại thường gặp hơn. Trong một số trường hợp hiếm gặp thì cả đoạn bụng và đoạn ngực của động mạch đều bị tổn thương.
Não
Phình mạch não có thể có bất kì kích thước nào. Chúng thường phát triển âm thầm trong não và bạn không có bất kì triệu chứng nào, thậm chí không biết rằng mình có một phình mạch não. Phình mạc não có thể gây xuất huyết ở 3% những người bị phình mạch.
Các khu vực khác
Bạn có thể bị phình mạch ở đầu gối, ở lách hoặc ở ruột.
Những triệu chứng của phình mạch thay đổi tùy thuộc vào từng loại và vị trí. Điều quan trọng là biết được vị trí của phình mạch, phình mạch não thường không có bất kì triệu chứng và dấu hiệu nào cho đến khi chúng vỡ ra.
Phình mạch xảy ra ở gần mặt ngoài cơ thể thường có dấu hiệu sưng và đau. Khối có thể phát triển lớn hơn. Những triệu chứng của vỡ phình mạch ở bất cứ đâu trên cơ thể thường bao gồm:
Những trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu.
Loại phình mạch có thể ảnh hưởng đến bạn tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ đặc biệt. Nam giới có nhiều khả năng bị phình mạch hơn nữ. Những người trên 60 tuổi cũng có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:
Các công cụ được sử dụng để chẩn đoán phình mạch thường tùy thuộc vào vị trí của phình mạch.
Chụp cắt lớp vi tính và siêu âm là các công cụ phổ biến nhất để chẩn đoán hoặc tìm mạch máu bất thường. Chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để đánh giá bên trong cơ thể, giúp các bác sĩ tìm được tắc nghẽn, chỗ phình ra và điểm yếu của thành mạch.
Điều trị phình mạch thường phụ thuộc vào vị trí và loại phình mạch. Ví dụ như, điểm yếu của một mạch máu ở ngực hoặc bụng có thể cần sử dụng phẫu thuật đặt stent nội mạch. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, được ưu tiên hơn mổ mở truyền thống vì nó có thể sửa chữa và củng cố các mạch máu bị tổn thương. Bên cạnh đó, nó còn làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, sẹo và các vấn đề khác.
Những điều trị khác có thể bao gồm sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp và cholesterol máu. Một số loại chẹn beta có thể được kê để giảm huyết áp, giữ cho mạch máu của bạn không bị vỡ ra.
Chế độ ăn lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và rau củ có thể giúp phòng ngừa phình mạch. Thịt gia cầm có nồng độ chất béo bão hòa và cholesterol thấp cũng là một lựa chọn bổ sung protein tốt. Những sản phẩm từ sữa ít béo cũng mang lại nhiều lợi ích.
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là những bài tập tốt cho tim mạch có thể tăng cường lưu thông máu.
Nếu bạn hút thuốc lá thì đã đến lúc từ bỏ. Bỏ thuốc sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị phình mạch.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đi khám bác sĩ định kì.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh