Dự phòng nhồi máu cơ tim giúp người bệnh tim mạch chủ động

Nội dung

Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người bệnh tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số phương pháp dự phòng nhồi máu cơ tim, giúp người bệnh tim mạch chủ động hơn trong cuộc sống và điều trị.

Những cách dự phòng nhồi máu cơ tim

Kiểm tra sức khỏe đều đặn, ít nhất 6 tháng/lần giúp phát hiện những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dễ gây ra bệnh mạch vành. Đồng thời phải chú ý 5 nguyên tắc vàng loại bỏ các yếu tố nguy cơ như:

 

Nhồi máu cơ tim thường báo hiệu bằng cơn đau thắt ngực

 

– Thuốc lá làm cứng các thành động mạch, tăng cholesterol máu và tăng áp lực động mạch, nên dễ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên gấp năm lần và tăng nguy cơ tai biến mạch não lên gấp hai lần.

– Chế độ dinh dưỡng đa dạng, giữ trọng lượng cơ thể cân đối, nên đo vòng bụng và tính chỉ số khối cơ thể (IBM); nếu vòng bụng < 88 cm ở nam và < 80 cm ở nữ sẽ giảm được nguy cơ.

 

Người bệnh nhồi máu cơ tim cần được thăm khám bệnh thường xuyên

 

-Vận động thể lực đều đặn hằng ngày, tập thể dục 3 – 4 lần/tuần, mỗi ngày tối thiểu 30 phút như đi bộ, đạp xe, tuy nhiên không được quá mức, tập với tần số tim khoảng 50-70% mức gắng tối đa (tính mức tối đa 210- số tuổi).

-Mỡ trong máu thường có xu hướng tăng lên khi tuổi cao, nên hạn chế ăn mặn và các loại chất béo bão hoà (nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật), đường và bia, rượu…

 

Dự phòng nhồi máu cơ tim tốt sẽ hạn chế tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim.

– Phải có cuộc sống thoải mái về tinh thần, tâm lý ổn định, nếu căng thẳng sẽ làm cho nhịp tim nhanh, co thắt cơ tim, dễ dẫn đến cơ tim bị thiếu máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top