✴️ Hồi sức tim phổi (CPR) và chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020 (P1)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Tài liệu Những điểm nổi bật này tổng hợp các vấn đề và các thay đổi chủ yếu trong Hướng dẫn của American Heart Association (AHA) cho Hồi sinh tim phổi (CPR) và Chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020. Hướng dẫn năm 2020 là bản sửa đổi toàn diện các hướng dẫn của AHA về khoa học giáo dục hồi sinh cho người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh và hệ thống các chủ đề chăm sóc. Các hướng dẫn này đã được biên soạn dành cho những người làm công tác hồi sinh và những người hướng dẫn của AHA để tập trung vào khoa học hồi sinh và các khuyến nghị hướng dẫn quan trọng nhất hoặc gây tranh cãi nhất, hoặc những nội dung sẽ dẫn đến thay đổi trong đào tạo và thực hành hồi sinh và để cung cấp cơ sở lý luận cho các khuyến nghị.

Do là một bản tóm tắt, ấn bản này không đề cập đến những nghiên cứu hỗ trợ đã được xuất bản và không liệt kê Lớp khuyến nghị (COR) hay Mức độ chứng cứ (LOE). Để biết thêm thông tin chi tiết và tài liệu tham khảo, vui lòng đọc Hướng dẫn của AHA cho Hồi sinh tim phổi (CPR) và Chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020, bao gồm Tóm tắt tổng quan,1 được xuất bản trong tạp chí Circulation (Tuần hoàn máu) vào tháng 10 năm 2020 và bản tóm tắt chi tiết về khoa học hồi sinh trong 2020 International Consensus on CPR and ECC Science With Treatment Recommendations (Đồng thuận Quốc tế năm 2020 về Khoa học Hồi sinh tim phổi (CPR) và Chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) kèm Khuyến nghị điều trị), được phát triển bởi Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Hồi sức (ILCOR) và được xuất bản đồng thời trên tạp chí Circulation (Tuần hoàn máu)2 và Resuscitation (Hồi sức)3 vào tháng 10 năm 2020. Các phương pháp được ILCOR sử dụng để thực hiện đánh giá bằng chứng4 và được AHA sử dụng để biến những đánh giá chứng cứ này thành hướng dẫn hồi sinh5 đã được xuất bản chi tiết.

Hướng dẫn năm 2020 đã sử dụng phiên bản định nghĩa mới nhất của AHA đối với COR (Classes of Recommendation; Lớp khuyến nghị) và LOE (Level of Evidence; Mức độ chứng cứ) (Hình 1). Nhìn chung, 491 khuyến nghị cụ thể được đưa ra dành cho hồi sinh tim phổi cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh; khoa học giáo dục hồi sinh; và các hệ thống chăm sóc. Trong số các khuyến nghị này, có 161 khuyến nghị lớp 1 và 293 khuyến nghị lớp 2 (Hình 2). Ngoài ra, có 37 khuyến nghị lớp 3, bao gồm 19 chứng cứ không có lợi ích và 18 chứng cứ có hại.

*Kết quả dưới dạng phần trăm của 491 khuyến nghị trong Hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao cho người lớn, Hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao cho trẻ em, Hồi sinh tim phổi cho trẻ sơ sinh, Khoa học giáo dục hồi sinh và Hệ thống chăm sóc.

Các từ viết tắt: COR, Lớp khuyến nghị; EO, ý kiến chuyên gia; LD, dữ liệu hạn chế; LOE, Mức độ chứng cứ; NR, Không ngẫu nhiên; R, Ngẫu nhiên.

 

VỀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Thực tế là chỉ có 6 trong số 491 khuyến nghị này (1,2%) được dựa trên chứng cứ Cấp độ A (ít nhất 1 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên [RCT] chất lượng cao, được chứng thực bởi một thử nghiệm chất lượng cao thứ hai hoặc nghiên cứu lưu trữ) minh chứng cho những thách thức đang diễn ra trong việc thực hiện nghiên cứu hồi sinh chất lượng cao. Cần có sự nỗ lực phối hợp trong nước và quốc tế để tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu hồi sinh.

Cả quy trình đánh giá chứng cứ của ILCOR và quy trình phát triển hướng dẫn của AHA đều được điều chỉnh bởi các chính sách công bố thông tin nghiêm ngặt của AHA được thiết kế để khiến các mối quan hệ với ngành và các xung đột lợi ích khác hoàn toàn minh bạch và để bảo vệ các quy trình này khỏi việc bị ảnh hưởng quá mức. Nhân viên của AHA đã xử lý các công bố thông tin về xung đột lợi ích từ tất cả những người tham gia. Tất cả các trưởng nhóm của nhóm viết hướng dẫn và ít nhất 50% thành viên nhóm viết hướng dẫn không được có bất kỳ xung đột lợi ích nào và tất cả các mối quan hệ có liên quan được công bố trong các ấn phẩm Đồng thuận về Khoa học kèm Khuyến nghị điều trị và Hướng dẫn tương ứng.

 

HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO CHO NGƯỜI LỚN

Tóm tắt về các vấn đề chính và thay đổi lớn

Vào năm 2015, khoảng 350.000 người lớn ở Hoa Kỳ đã trải qua tình trạng ngưng tim ngoài bệnh viện (OHCA) không do chấn thương với sự chăm sóc của nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp (EMS). Không kể những kết quả đạt được gần đây, chưa đầy 40% người lớn được thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) bởi người không chuyên và chưa đầy 12% người lớn được dùng máy khử rung tim tự động bên ngoài (AED) trước khi EMS (emergency medical services; dịch vụ y tế khẩn cấp) đến. Sau những cải thiện đáng kể, tỷ lệ sống sót khi bị OHCA (out-of- hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện) đã duy trì không đổi kể từ năm 2012.

Ngoài ra, khoảng 1,2% người lớn được tiếp nhận trong các bệnh viện Hoa Kỳ bị ngưng tim trong bệnh viện (IHCA). Kết quả khi bị IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) tốt hơn đáng kể so với kết quả khi bị OHCA (out-of-hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện) và kết quả khi bị IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) tiếp tục được cải thiện.

Các khuyến nghị về hồi sinh tim phổi cơ bản (BLS) cho người lớn và hồi sinh tim mạch nâng cao (ACLS) được kết hợp trong Hướng dẫn năm 2020. Các thay đổi lớn mới bao gồm:

Các quy tắc nâng cao và biện pháp hỗ trợ trực quan cung cấp hướng dẫn dễ nhớ cho các tình huống hồi sinh BLS (Basic Life Support; Hồi sinh tim phổi cơ bản) và ACLS (Advanced Cardiovascular Life Support; Hồi sinh tim mạch nâng cao).

Tầm quan trọng của việc thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) sớm bởi những người cứu hộ không chuyên đã được tái nhấn mạnh.

Các khuyến cáo trước đây về việc dùng epinephrine đã được tái khẳng định, trong đó nhấn mạnh đến việc dùng epinephrine sớm.

Việc tận dụng phản hồi nghe nhìn theo thời gian thực được đề xuất như một cách thức để duy trì chất lượng của CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi).

Liên tục đo huyết áp động mạch và lượng CO  cuối kỳ thở  ra (ETCO2) trong khi quá trình hồi sinh ACLS (Advanced Cardiovascular Life Support; Hồi sinh tim mạch nâng cao) có thể hữu ích để cải thiện chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi).

Trên cơ sở các chứng cứ gần đây nhất, việc sử dụng khử rung tim tuần tự kép thường xuyên không được khuyến nghị.

Ống dẫn tiêm tĩnh mạch (IV) là đường dùng thuốc ưu tiên trong quá trình hồi sinh ACLS (Advanced Cardiovascular Life Support;

Hồi sinh tim mạch nâng cao). Ống dẫn truyền qua xương (IO) có thể được chấp nhận nếu không có sẵn ống dẫn IV (intravenous; tiêm tĩnh mạch).

Chăm sóc bệnh nhân sau tái lập tuần hoàn tự nhiên (ROSC) cần chú ý kỹ đến việc cung cấp oxy, kiểm soát huyết áp, đánh giá can thiệp mạch vành qua da, kiểm soát nhiệt độ mục tiêu và tiên lượng thần kinh đa phương thức.

Bởi quá trình hồi phục sau ngưng tim tiếp tục kéo dài sau lần nhập viện đầu tiên, bệnh nhân cần được đánh giá chính thức và hỗ trợ về các nhu cầu thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội.

Sau khi hồi sinh, trao đổi với những người cứu hộ không chuyên, người thực hiện EMS (emergency medical service; dịch vụ cấp cứu y tế) và nhân viên y tế tại bệnh viện có thể có lợi trong việc hỗ trợ sức khỏe và sức khỏe tinh thần của họ.

Xử trí ngưng tim trong thai kỳ tập trung vào hồi sinh cho người mẹ, đi kèm sự chuẩn bị cho việc mổ lấy thai trong khi mẹ sắp chết nếu cần thiết để cứu trẻ sơ sinh và nâng cao cơ hội hồi sinh thành công cho người mẹ.

Các quy tắc và Biện pháp hỗ trợ trực quan

Nhóm viết đã xem xét tất cả các quy tắc và thực hiện các cải thiện tập trung cho các biện pháp hỗ trợ đào tạo trực quan để đảm bảo tiện ích của chúng như các công cụ xét nghiệm tại chỗ và phản ánh nền khoa học mới nhất. Những thay đổi lớn đối với các quy tắc và các biện pháp hỗ trợ hiệu suất khác bao gồm những nội dung sau:

Một liên kết thứ sáu, hồi phục, đã được thêm vào Dây chuyền xử trí cấp cứu IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) và OHCA (out-of-hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện).

Quy tắc ngưng tim cho người lớn phổ biến đã được sửa đổi để nhấn mạnh vai trò của việc dùng epinephrine sớm cho những bệnh nhân có nhịp tim không sốc điện được.

Hai quy tắc trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến opioid mới đã được bổ sung cho những người cứu hộ không chuyên và những người cứu hộ được đào tạo.

Quy tắc chăm sóc sau ngưng tim đã được cập nhật để nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn ngừa tình trạng tăng oxy, giảm oxy máu và hạ huyết áp.

Một sơ đồ mới đã được bổ sung để hướng dẫn và cho biết về tiên lượng thần kinh.

Quy tắc ngưng tim trong thai kỳ mới đã được bổ sung để giải quyết những trường hợp đặc biệt này.

Không kể những kết quả đạt được gần đây, chưa đầy 40% người lớn được thực hiện CPR bởi người không chuyên và chưa đầy 12% người lớn được dùng máy khử rung tim bên ngoài tự động trước khi dịch vụ y tế khẩn cấp đến.

 

Các khuyến nghị mới và được cập nhật chính

Thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) sớm bởi người cứu hộ không chuyên

2020 (Đã cập nhật): Chúng tôi khuyến nghị người cứu hộ không chuyên thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) cho người được cho là bị ngưng tim vì nguy cơ gây hại cho bệnh nhân sẽ ở mức thấp nếu bệnh nhân không bị ngưng tim.

2010 (Cũ): Người cứu hộ không chuyên không nên kiểm tra mạch và nên cho rằng đang có hiện tượng ngưng tim nếu một người lớn đột ngột ngã quỵ hoặc nạn nhân không có phản ứng không thể thở bình thường. Nhân viên y tế không nên mất quá 10 giây để kiểm tra mạch và nếu người cứu hộ không chắc chắn cảm thấy mạch trong khoảng thời gian đó, người cứu hộ nên bắt đầu nhấn ngực.

Lý do: Chứng cứ mới cho thấy nguy cơ gây hại cho nạn nhân được nhấn ngực khi không bị ngưng tim chỉ ở mức thấp. Người cứu hộ không chuyên không thể xác định chính xác xem nạn nhân có mạch hay không và rủi ro khi không thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) cho nạn nhân không có mạch lớn hơn tác hại do nhấn ngực không cần thiết.

Dùng epinephrine sớm

2020 (Không thay đổi/Xác nhận lại): Xét về thời gian, đối với ngưng tim có nhịp không sốc điện được, việc sử dụng epinephrine càng sớm càng tốt là hợp lý.

2020 (Không thay đổi/Xác nhận lại): Xét về thời gian, đối với ngưng tim có nhịp sốc điện được, việc sử dụng epinephrine sau khi những lần cố gắng khử rung đầu tiên thất bại là hợp lý.

Lý do: Đề xuất dùng epinephrine sớm đã được củng cố thành khuyến nghị trên cơ sở đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp, bao gồm kết quả của 2 thử nghiệm ngẫu nhiên về epinephrine với sự tham gia của hơn 8500 bệnh nhân với OHCA (outof-hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện), cho thấy epinephrine làm tăng ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên) và tỷ lệ sống sót. Tại thời điểm 3 tháng, thời điểm được cho là có ý nghĩa nhất đối với sự phục hồi thần kinh, có sự gia tăng không đáng kể số người sống sót với kết quả thần kinh gồm cả có lợi và không có lợi ở nhóm dùng epinephrine.

Trong số 16 nghiên cứu quan sát về việc chọn thời gian trong xem xét hệ thống gần đây, tất cả đều cho thấy sự liên quan giữa việc dùng epinephrine sớm hơn và ROSC(return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên) ở những bệnh nhân cónhịp không sốc điện được, mặc dù không thấy những cải thiện về tỷ lệ sống sót xuất hiện phổ biến. Đối với những bệnh nhân có nhịp sốc điện được, y văn ủng hộ việc ưu tiên khử rung tim, CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ngay ban đầu và tiêm epinephrine nếu những nỗ lực ban đầu với CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) và khử rung tim không thành công.

Bất kỳ loại thuốc nào làm tăng tỷ lệ ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên) và tỷ lệ sống sót nhưng được sử dụng sau khi ngã quỵ vài phút nhiều khả năng sẽ làm tăng cả kết quả thần kinh có lợi và bất lợi. Do đó, cách tiếp cận có lợi nhất dường như là tiếp tục sử dụng một loại thuốc đã được chứng minh là giúp tăng khả năng sống sót trong khi tập trung nỗ lực trên diện rộng hơn vào việc rút ngắn thời gian dùng thuốc cho tất cả bệnh nhân; bằng cách đó, sẽ có nhiều người sống sót có kết quả thần kinh có lợi hơn.

Phản hồi nghe nhìn theo thời gian thực

2020 (Không thay đổi/Xác nhận lại): Có thể là hợp lý khi sử dụng các thiết bị phản hồi nghe nhìn trong thời gian CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) để tối ưu hóa hiệu suất của CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) theo thời gian thực.

Lý do: Một RCT (randomized controlled trials; thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) gần đây đã báo cáo tỷ lệ sống sót sau khi ra viện do IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) tăng 25% với phản hồi âm thanh về độ nảy và độ sâu của việc ép.

Giám sát sinh lý về chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi)

2020 (Đã cập nhật): Có thể là hợp lý khi sử dụng các thông số sinh lý như huyết áp động mạch hoặc ETCO2 (end-tidal carbondioxie; lượng CO2 cuối kỳ thở ra) khi có thể theo dõi và tối ưu hóa chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi).

2015 (Cũ): Mặc dù chưa có nghiên cứu lâm sàng nào kiểm tra xem liệu các nỗ lực hồi sinh chuẩn độ với các thông số sinh lý trong quá trình CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) có cải thiện kết quả hay không, nhưng có thể là hợp lý khi sử dụng các thông số sinh lý (chụp cắt lớp dạng sóng định lượng, áp lực giãn động mạch, theo dõi áp lực động mạch và độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm) khi có thể theo dõi và tối ưu hóa chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi), hướng dẫn liệu pháp vận mạch và phát hiện ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên).

Lý do: Mặc dù việc áp dụng theo dõi sinh lý như huyết áp động mạch và ETCO2 (end-tidal carbon dioxie; lượng CO2 cuối kỳ thở ra) để giám sát chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) là một khái niệm đã được củng cố, dữ liệu mới ủng hộ việc đưa việc áp dụng theo dõi sinh lý vào trong hướng dẫn. Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Get With The Guidelines®-Resuscitation (Tìm hiểu hướng dẫn-Hồi sinh) của AHA cho thấy khả năng ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên) cao hơn khi chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) được theo dõi bằng cách sử dụng ETCO2 (endtidal carbon dioxie; lượng CO2 cuối kỳ thở ra) hoặc huyết áp tâm trương.

Việc theo dõi này phụ thuộc vào việc có ống nội khí quản (ETT) hoặc đường dẫn động mạch tương ứng. Đặt mục tiêu cho các lần ép đến một giá trị ETCO2 (end-tidal carbon dioxie; lượng CO2 cuối kỳ thở ra) ít nhất là 10 mm Hg và lý tưởng là 20 mm Hg trở lên, có thể hữu ích như một dấu mốc đánh giá chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi). Chỉ tiêu lý tưởng chưa được xác định.

Khử rung tim tuần tự kép không được ủng hộ

2020 (Mới): Tính hữu ích của việc khử rung tim tuần tự kép đối với nhịp sốc điện được có đề kháng chưa được xác lập.

Lý do: Khử rung tim tuần tự kép là phương pháp áp dụng các cú sốc điện gần như đồng thời bằng cách sử dụng 2 máy khử rung tim. Mặc dù một số báo cáo trường hợp đã cho thấy kết quả tốt, một đánh giá hệ thống của ILCOR năm 2020 không tìm được bằng chứng để ủng hộ khử rung tim tuần tự kép và khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên. Các nghiên cứu hiện tại bị phụ thuộc vào nhiều dạng sai lệch và các nghiên cứu quan sát không cho thấy cải thiện về kết quả.

Một RCT (Randomized controlled trials; Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) thí điểm gần đây gợi ý rằng việc thay đổi hướng của dòng điện khử rung tim bằng cách đặt lại vị trí các bàn sốc có thể có hiệu quả như khử rung tim tuần tự kép trong khi tránh được các nguy cơ gây hại do tăng năng lượng và hư hỏng máy khử rung tim. Trên cơ sở chứng cứ hiện tại, khử rung tim tuần tự kép có lợi hay không là một việc vẫn chưa rõ ràng.

Ưu tiên ống dẫn IV hơn ống dẫn IO

2020 (Mới): Đầu tiên, người thực hiện cố gắng đặt ống dẫn IV để dùng thuốc trong trường hợp ngưng tim là hợp lý.

2020 (Đã cập nhật): Ống dẫn IO có thể được cân nhắc nếu nỗ lực dùng ống dẫn IV không thành công hoặc không khả thi.

2010 (Cũ): Người thực hiện đặt ống dẫn truyền qua xương (IO) nếu ống dẫn tiêm tĩnh mạch (IV) không khả thi là hợp lý.

Lý do: Một đánh giá hệ thống của ILCOR năm 2020 so sánh việc dùng thuốc qua IV với IO (chủ yếu là đặt trước xương chày) trong khi ngưng tim cho thấy rằng đường truyền IV có liên kết đến kết quả lâm sàng tốt hơn trong 5 nghiên cứu hồi cứu; phân tích nhóm nhỏ của RCT (Randomized controlled trials; Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) tập trung vào các câu hỏi lâm sàng khác cho thấy kết quả tương đương khi sử dụng IV hoặc IO để dùng thuốc. Mặc dù ống dẫn IV được ưu tiên hơn, nhưng đối với các tình huống khó dùng ống dẫn IV, ống dẫn IO là một lựa chọn hợp lý.

Chăm sóc sau ngưng tim và tiên lượng thần kinh

Hướng dẫn năm 2020 gồm các dữ liệu lâm sàng mới quan trọng về việc chăm sóc tối ưu trong những ngày sau khi ngưng tim. Các khuyến nghị từ Hướng dẫn cập nhật của AHA cho Hồi sinh tim phổi (CPR) và Chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2015 về điều trị hạ huyết áp, chuẩn độ oxy để tránh tình trạng giảm và tăng oxy máu, phát hiện và điều trị co giật và kiểm soát nhiệt độ mục tiêu đã được tái khẳng định với chứng cứ hỗ trợ mới.

Trong một số trường hợp, LOE (Levels of evidence; Mức độ chứng cứ) đã được nâng cấp để phản ánh tính sẵn có của dữ liệu mới từ RCT (Randomized controlled trials; Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) và các nghiên cứu quan sát chất lượng cao, và quy tắc chăm sóc sau ngưng tim đã được cập nhật để nhấn mạnh các yếu tố chăm sóc quan trọng này.

Để có độ đáng tin cậy, tiên lượng thần kinh nên được thực hiện sớm nhất là 72 giờ sau khi trở lại thân nhiệt bình thường và các quyết định tiên lượng nên dựa trên nhiều phương thức đánh giá bệnh nhân.

Hướng dẫn năm 2020 đánh giá 19 phương thức khác nhau và các phát hiện cụ thể cũng như đưa ra chứng cứ cho từng loại. Một sơ đồ mới thể hiện cách tiếp cận đa phương thức này đối với tiên lượng thần kinh.

Chăm sóc và hỗ trợ trong quá trình phục hồi

2020 (Mới): Chúng tôi khuyến nghị rằng những người sống sót sau ngưng tim phải được đánh giá phục hồi chức năng đa phương thức và điều trị các suy giảm về thể chất, thần kinh, tim phổi và nhận thức trước khi xuất viện.

2020 (Mới): Chúng tôi khuyến nghị rằng những người sống sót sau ngưng tim và người chăm sóc họ phải nhận được kế hoạch xuất viện toàn diện, đa chuyên ngành, bao gồm các khuyến nghị điều trị y tế và phục hồi và kỳ vọng trở lại hoạt động/công việc.

2020 (Mới): Chúng tôi khuyến nghị nên có đánh giá theo cấu trúc về sự lo âu, trầm cảm, căng thẳng hậu chấn thương và mệt mỏi dành cho những người sống sót sau ngưng tim và những người chăm sóc họ.

Lý do: Quá trình hồi phục sau ngưng tim kéo dài lâu sau lần nhập viện ban đầu. Cần có sự hỗ trợ trong quá trình hồi phục để đảm bảo sức khỏe thể chất, nhận thức và cảm xúc tối ưu cũng như trong quá trình trở lại chức năng vai trò/xã hội. Quá trình này nên được khởi đầu trong lần nhập viện ban đầu và tiếp tục cho đến khi cần thiết. Các chủ đề này được nêu chi tiết hơn trong một công bố khoa học của AHA năm 2020.

Phỏng vấn dành cho những người cứu hộ

2020 (Mới): Các cuộc phỏng vấn và chỉ dẫn theo sau để hỗ trợ tinh thần cho những người cứu hộ không chuyên, người thực hiện EMS (emergency medical service; dịch vụ cấp cứu y tế) và nhân viên y tế tại bệnh viện sau một biến cố ngưng tim có thể có lợi.

Lý do: Những người cứu hộ có thể trải qua lo lắng hoặc căng thẳng hậu chấn thương về việc thực hiện hoặc không thực hiện BLS (Basic Life Support; Hồi sinh tim phổi cơ bản). Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện cũng có thể bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc hoặc tâm lý khi chăm sóc cho một bệnh nhân bị ngưng tim. Các cuộc phỏng vấn nhóm có thể cho phép đánh giá kết quả hoạt động của nhóm (giáo dục, cải thiện chất lượng) cũng như nhận biết các yếu tố gây căng thẳng tự nhiên liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân cận kề cái chết. Dự kiến sẽ có một công bố khoa học của AHA dành riêng cho chủ đề này vào đầu năm 2021.

Ngưng tim trong thai kỳ

2020 (Mới): Do bệnh nhân mang thai dễ bị thiếu oxy hơn nên việc cung cấp oxy và xử trí đường thở cần được ưu tiên trong quá trình hồi sinh khi bị ngưng tim trong thai kỳ.

2020 (Mới): Do có thể gây trở ngại trong quá trình hồi sinh cho người mẹ, không nên theo dõi thai nhi khi bị ngưng tim trong thai kỳ.

2020 (Mới): Chúng tôi khuyến nghị kiểm soát nhiệt độ mục tiêu đối với phụ nữ mang thai bị hôn mê sau khi đã hồi sinh do ngưng tim.

2020 (Mới): Trong quá trình kiểm soát nhiệt độ mục tiêu cho bệnh nhân mang thai, khuyến cáo liên tục theo dõi thai nhi để phát hiện nhịp tim chậm như một biến chứng tiềm ẩn và nên tìm tư vấn sản khoa và sơ sinh.

Lý do: Các khuyến nghị về xử trí ngưng tim trong thai kỳ đã được xem xét trong Nội dung cập nhật hướng dẫn năm 2015 và một công bố khoa học của AHA năm 2015.7 Đường thở, thông khí và cung cấp oxy là đặc biệt quan trọng trong giai đoạn thai kỳ do sự tăng chuyển hóa ở người mẹ, giảm dung tích cặn chức năng do có thai nhi trong tử cung và nguy cơ thai nhi bị tổn thương não do giảm oxy máu.

Đánh giá tim thai không hữu ích khi người mẹ bị ngưng tim và việc đó có thể khiến các yếu tố hồi sinh cần thiết bị bỏ qua. Do không có dữ liệu chứng minh điều ngược lại, những phụ nữ mang thai sống sót sau ngưng tim nên được kiểm soát nhiệt độ mục tiêu giống như bất kỳ người sống sót nào khác, kèm theo việc cân nhắc về tình trạng của thai nhi có thể vẫn còn trong tử cung.

Xem tiếp: Hồi sức tim phổi (CPR) và chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020 (P2)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top