Nước tiểu thông thường có màu vàng rơm đến vàng. Nước tiểu sẫm màu hơn có thể có nhiều màu khác nhau, nhưng thường là nâu, vàng đậm hoặc màu hạt dẻ.
Nước tiểu được sản xuất trong thận. Khi bạn uống nước hoặc ăn thức ăn, nước sẽ đi từ hệ tiêu hóa, vào hệ tuần hoàn và vào thận. Tại thận, nước từ thực phẩm sẽ được lọc để loại bỏ các chất thải và chất lỏng thừa qua nước tiểu. Niệu quản là ống nối thận với bàng quang. Bàng quang thải nước tiểu qua niệu đạo và ra ngoài.
Lý tưởng nhất là nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt. Điều này cho thấy bạn đang uống đủ nước. Nước tiểu tự nhiên có một số sắc tố màu vàng được gọi là urobilin hoặc urochrome. Nước tiểu càng sẫm màu thì càng có xu hướng cô đặc.
Nước tiểu sẫm màu thường gặp nhất là do mất nước. Tuy nhiên, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy nước tiểu có chứa các chất thải dư thừa, bất thường hoặc tiềm ẩn các mối nguy hiểm đang lưu thông trong cơ thể. Ví dụ, nước tiểu màu nâu sẫm có thể cho thấy bệnh gan do sự hiện diện của mật trong nước tiểu.
Nước tiểu có máu, hoặc có màu đỏ, là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn khác, bao gồm cả tổn thương trực tiếp đến thận. Nếu bạn có những triệu chứng này, điều quan trọng là phải đi khám.
Các tình trạng liên quan đến nước tiểu sẫm màu bao gồm:
Tập thể dục quá sức cũng có thể góp phần làm cho nước tiểu sẫm màu. Tập thể dục cường độ cao có thể gây chấn thương cơ khiến cơ thể thải ra quá nhiều chất cặn bã. Kết quả dẫn đến việc nước tiểu có màu hồng hoặc màu nâu đen.
Đôi khi rất khó để phân biệt giữa nước tiểu sẫm màu do mất nước hoặc do các nguyên nhân khác. Nước tiểu sẫm màu do mất nước thường có màu hổ phách hoặc màu mật ong.
Nước tiểu sẫm màu do các nguyên nhân khác có thể có màu nâu hoặc đỏ. Một số người có nước tiểu gần giống như xi-rô. Đây là trường hợp do bị bệnh gan hoặc thận.
Nếu mất nước, bạn có thể có thêm các triệu chứng khác ngoài nước tiểu sẫm màu. Ví dụ như:
Nếu bạn uống thêm nước và nước tiểu của bạn trở nên nhạt hơn, thì có thể mất nước là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu sẫm màu của bạn.
Đôi khi nước tiểu sẫm màu không liên quan gì đến quá trình hydrat hóa hoặc sức khỏe tổng thể. Thay vào đó, nó liên quan đến thứ bạn đã ăn hoặc uống hoặc loại thuốc bạn đã dùng.
Nếu nước tiểu của bạn có màu sẫm, hãy nghĩ lại những gì bạn đã ăn. Nếu bạn đã ăn củ cải đường, quả mọng, đại hoàng hoặc đậu răng ngựa, tất cả những thứ này đều có thể khiến nước tiểu của bạn có màu sẫm.
Một số loại thuốc có thể gây ra nước tiểu sẫm màu. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn biết trước rằng đây là một tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số ví dụ về các loại thuốc được biết đến với phản ứng phụ là làm nước tiểu sẫm màu bao gồm:
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn thấy có máu trong nước tiểu của mình hoặc thấy tình trạng nước tiểu sẫm màu không biến mất sau khi uống nước. Điều rất quan trọng là biết nguyên nhân chính xác của các triệu chứng của bạn.
Nếu bạn có nước tiểu sẫm màu kèm theo đau dữ dội, đặc biệt là ở lưng, bạn có thể bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nếu bạn không thể gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc kèm theo buồn nôn, nôn mửa và sốt cao, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Nếu màu nước tiểu của bạn là do các loại thuốc bạn dùng, bạn nên tiếp tục dùng chúng dựa trên kết quả của bạn. Luôn nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về màu sắc nước tiểu của mình liên quan đến các loại thuốc bạn dùng. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm được biết là gây ra nước tiểu sẫm màu.
Nếu nước tiểu sẫm màu của bạn là do lượng nước không đủ, bạn nên bắt đầu uống nhiều nước hơn. Lý tưởng nhất là bạn nên đi tiểu ít nhất 3 cốc nước tiểu mỗi ngày và đi tiểu từ 4 đến 6 lần.
Hãy thử uống thêm một cốc nước sau khi thức dậy. Bạn có thể mua một thùng lớn để chứa nước và luôn mang theo một chai nước bên mình để đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước. Tuy nhiên, nếu nước tiểu của bạn nhạt đến mức gần như trong, đây có thể là dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước.
Bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của nước tiểu không phải do ăn một số loại thực phẩm hoặc dùng một số loại thuốc nhất định phải được thông báo cho bác sỹ. Và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy máu trong nước tiểu của bạn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh