✴️ Khám tuyển chọn người cho máu

Hiện nay công tác truyền máu đang có những bước phát triển rất mạnh mẽ, đóng góp rất hiệu quả trong việc điều trị và cấp cứu người bệnh. Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật của ngành Y tế thì nhiệm vụ đặt ra cho ngành truyền máu ngày càng trỏ nên nặng nề và cấp thiết.

Khả năng điều trị và cấp cứu của y tế càng nâng cao thì đòi hỏi về nhu cầu máu ngày càng lớn. ở các nước khi công tác truyền máu đạt đến một mức độ phát triển cao thì khả năng thu gom máu là rất lớn. Trong khi đó ở nước ta với sô dân trên 80 triệu người thì yêu cầu về máu là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng vê máu của chúng ta còn quá thấp so với nhu cầu.

Công tác truyền máu đạt được hiệu quả khi đáp ứng được hai vấn đề:

  • Đảm bảo được hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh (người nhận máu) cả ngay trước mắt cũng như lâu dài.
  • Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người cho máu, chất lượng đơn vị máu thu được và yếu tố tác động tích cực để người cho máu có thể cho máu lại và cho máu nhiều lần.

Như vậy một nhiệm vụ rất nặng nề và quan trọng đối với những người làm công tác truyền máu là có được nhiều người cho máu và họ phải là những người cho máu an toàn. Vấn đề này đã được quán triệt trong toàn ngành với giải pháp cụ thể là vận động toàn dân cho máu và cho máu tình nguyện không lấy tiền và là một công tác thường xuyên, lâu dài.

Tuy nhiên trong hoàn cảnh cụ thể ở nước ta trong giai đoạn hiện nay với rất nhiêu yếu tố không thuận lợi:

  • Điều kiện kinh tế và xã hội.
  • Yêu tố dân trí và thói quen sinh hoạt.
  • Điều kiện môi trường, đặc điểm khí hậu tự nhiên.
  • Sự hiểu biết và ý thức của người dân về hành động hiến máu.

Do vậy để có được mục tiêu an toàn trong truyền máu thì việc tuyển chọn người cho máu là một mắt xích rất quan trọng nếu không nói và then chốt của những người làm công tác truyền máu.

TƯ VẤN TRƯỚC KHI CHO MÁU

Sự cần thiết

Đây phải được coi là bước đầu tiên và không thể thiếu của toàn bộ quy trình tuyển chọn người cho máu. Bằng nhiều cách tiếp cận (khi vận động hoặc ngay tại cơ sở truyền máu) để đưa đến người cho máu các thông tin làm sao cho họ hiểu được khi nào họ không thể hoặc không nên cho máu, bởi vì những trường hợp như vậy có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân họ và của những người nhận máu.

Công tác tư vấn cần phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên do những lý do sau:

Bản thân những người khi đến cho máu có ý thức tự nguyện, nhưng sự hiểu biết, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mỗi người là rất khác nhau. Họ không phải là người làm trong ngành truyền máu, do vậy cần phải được hướng dẫn , gợi ý và giải thích tương đối cụ thể.

Việc tư vấn càng phải được coi trọng khi đó là những người cho máu có lấy tiền (người cho máu chuyên nghiệp), người nhà, người thân bệnh nhân đến cho máu. Trong trường hợp này họ cho máu trong tình trạng có một sức ép rất rõ rệt, sự hiểu biết hạn chế, do vậy họ có thể dấu bệnh để đạt được mục đích của mình là có máu cho người nhà, người thân của mình hoặc có được một chút kinh tế.

Qua tư vấn người cho máu mà chúng ta có thể đạt được một số hiệu quả ban đầu như sau:

Có thể đánh giá được sơ bộ tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh của người cho máu.

Cung cấp các thông tin, giải thích về các yếu tố nguy cơ (đối sức khỏe của bản thân, của người nhận máu), các bệnh lây truyền qua đường máu và cả vận động họ tiếp tục cho máu sau lần cho này.

Có thể đánh giá được ý thức và mức độ hiểu biết của người cho máu về các yếu tố nguy cơ.

Gợi ý, hướng dẫn để người cho máu có thể tự mình xác định không cho máu khi bản thân có yếu tố nguy cơ, không an toàn khi cho máu.

Từ đó người cho máu hiểu được các công việc cần thiết của quy trình tuyển chọn và ý nghĩa của mỗi công đoạn, đồng thòi để họ phôi hợp với nhân viên truyền máu một cách đầy đủ.

Một mặt khác của công tác tư vấn là qua đó tạo được mối quan hệ tốt giữa nhân viên truyền máu và người cho máu, sự cần thiết của máu (cả số lượng, chất lượng), ý nghĩa của việc hiến máu để họ tiếp tục cho.

Nội dung tư vấn người cho máu

Hành vi nguy cơ

Một trong những phần quan trọng nhất của việc tư vân người cho máu là giải thích hành vi nguy cơ là gì ? Không bao giờ được nghĩ rằng người cho máu hiểu được một cách đầy đủ khái niệm hành vi nguy cơ và sự nguy hiểm đối với người nhận máu như thế nào. Bởi vì người cho máu có những mức độ hiểu biết, nghề nghiệp khác nhau thậm chí ngay cả khi họ là nhân viên y tế nên nhận thức về khái niệm này nhiều khi không có hoặc không đầy đủ. Chính vì vậy sự giải thích của nhân viên truyền máu hoặc cốc tài liệu sẽ cung cấp những thông tin có ý nghĩa rất quan trọng với người cho máu.

Khái niệm về giai đoạn cửa sổ cũng cần được giải thích cho người cho máu., đây là khoảng thời gian giữa thời điểm nhiễm HIV và thời điểm mà sự phát triển của kháng thể kháng HIV đến mức có thể phát hiện được. Không thể xác định được đã bị nhiễm hay chưa tới khi phát hiện được kháng thể. Không giống như xét nghiệm virus viêm gan B, các xét nghiệm sàng lọc HIV thông thường chỉ dựa vào sự có mặt của một nồng độ kháng thế có thể nhận biết được mà không phải là kháng nguyên. Khoảng thời gian dài ngắn của giai đoạn cửa sổ thay đổi với mỗi cá thể. Do vậy mà có thể nói rằng khi một kết quả của một xét nghiệm HIV là âm tính thì vẫn không thể khẳng định người cho máu này không bị nhiễm HIV.

Nguy cơ lây truyền HIV qua đường truyền máu càng tăng lên nếu người cho máu không hiểu biết đầy đủ về giai đoạn cửa sổ, hiểu sai lầm rằng máu của họ là an toàn khi họ không có các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Chính vì vậy việc tự quyết định không cho máu hoặc tự trì hoãn không cho máu của người cho máu khi họ nhận thấy bản thân có yếu tố nguy cơ ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều này không chỉ đúng với HIV mà với tất cả các virus và các bệnh có khả năng lây truyền qua đường truyền máu.

Một vấn đề cũng rất quan trọng là cần giáo dục người cho máu để họ không được coi các cơ sở truyền máu là nơi để thực hiện việc xét nghiệm chính xác, an toàn, không mất tiền để tự kiểm tra khi mình có nguy cơ mắc bệnh.

Các dạng chủ yếu của hành vi nguy cơ cần được quan tâm đối với chúng ta là:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn.
  • Mại dâm
  • Tiêm chích ma túy
  • Xăm trổ
  • Quan hệ tình dục với người có hành vi nguy cơ cao

Cần chú ý rằng mỗi địa phương tùy theo những đặc điểm sinh hoạt xã hội, tập tục, đặc điểm địa lý và môi trường có thể cần đưa thêm vào tiêu chuẩn tuyển chọn của cơ sở mình những quy định khác nữa về hành vi nguy cơ. Song song với việc tư vấn về hành vi nguy cơ cao, cần giáo dục và vận động cho máu phải có cách sống lành mạnh để tiếp tục cho máu lại, cho máu thường xuyên, việc tư vấn cần rất chú ý với những người cho máu lần đầu, nhưng cũng cần thường xuyên và nhắc lại với những lần cho máu sau.

Hỏi tiền sử sức khỏe

Đây là bước thứ hai trong quy trình khám tuyển chọn người cho máu, công việc này giúp chúng ta được một số vấn đề sau :

Cung cấp các thông tin ban đầu để có thể quyết định người này có thể cho máu được hay không ?

Cung cấp một hồ sơ lâu dài để theo dõi người cho máu, đánh giá khả năng đáp ứng của họ, giúp họ có những điều chỉnh hợp lý.

Giúp chúng ta có thể ngăn cản kịp thòi việc cho máu nếu người cho đến trong trường hợp họ đã bị loại trước đây.

Là cơ sở pháp lý bảo vệ chúng ta khi người cho máu có thể bị ôm đau trùng hợp sau khi cho máu.

Việc hỏi tiền sử y tế người cho máu cần được thực hiện bối nhân viên chuyên môn y tế, như vậy bên cạnh việc đưa ra những câu hỏi hợp lý, đa dạng còn có thể nhân biết được những dấu hiệu lâm sàng về tình trạng sức khỏe của người cho máu và có thể đưa ra được quyết định họ có thể cho máu được hay không, trì hoãn cho máu tạm thời hay vĩnh viễn.

Cùng với các câu hỏi về hành vi nguy cơ, chúng ta nên đưa việc hỏi tiền sử y tế người cho máu thành những bảng câu hỏi để việc điều tra được nhanh, hệ thông, chính xác và tránh thiếu sót không đáng có. Nhưng cần lưu ý rằng bảng câu hỏi cần được trình bày bằng những từ ngữ dễ hiểu nhất, đồng thòi nhân viên y tế cần phải giúp đỡ để người cho máu có thể hiểu được các câu hỏi một cách chính xác. Giải thích kịp thòi những từ hoặc thuật ngữ y tế. Các bảng câu hỏi để đảm bảo tính pháp lý cần có chữ ký xác nhận của người hỏi, người được hỏi và ghi rõ ràng thời gian thực hiện.

Cần chú ý rằng việc hỏi người cho máu về tiền sử bệnh (cũng như các hành vi nguy cơ) cần đảm bảo nguyên tắc giữ được bị mật cá nhân của người cho máu. Để đảm bảo được nguyên tắc này, đồng thời để có được thông tin trả lòi chính xác việc tiến hành cần phải được diễn ra một cách tế nhị, kín đáo và phải có nguyên tắc lưu trữ bí mật, an toàn. Có như vậy thì người cho máu mới có thể tin tưởng ở cơ sỏ truyền máu mà đưa ra được thông tin chính xác, mới có thể vận động họ đến cho máu lần sau. Và khi đã có một sự tin cậy với chúng ta thì họ sẽ vận động những người khác nữa đến cho máu.

Trên đây là những yếu tố điển hình, chung nhất có nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người cho máu.

Tuy nhiên tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội, tập tục, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp phổ biến... của cư dân địa phương mà mỗi cơ sở truyền máu có thể bổ sung các yếu tố khác nữa.

 

KHÁM TUYỂN CHỌN TRỰC TIẾP NGƯỜI CHO MÁU

Đây là bước bắt buộc phải thực hiện trước mỗi lần cho máu, phải được ốp dụng ở tất cả các trung tâm truyền máu. Các kết quả khám và xét nghiệm rất quan trọng cho việc sàng lọc, lựa chọn, theo dõi, quản lý và vận động người cho máu. Mặt khác các kết quả có được có tính pháp lý cho hoạt động của mỗi cơ sở truyền máu.

Việc khám tuyển bao gồm các công đoạn kiểm tra về lâm sàng và xét nghiệm. Các tiêu chuẩn tuyển chọn thống nhất ở hầu như tất cả các quốc gia, tuy nhiên mỗi nước có bổ sung thêm một số điểm để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên và đặc điểm chủng tộc của mình, ở Việt Nam, ta dựa vào quy chế truyền máu do Bộ Y tê ban hành (2006).

Nhân thân

Người cho máu phải có nhân thân rõ ràng, giấy tờ tùy thân đầy đủ hợp pháp.

Người cho máu khi đến cho phải được lập hồ sơ theo dõi.

Quy định này càng cần phải được hết sức chú ý trong hoàn cảnh ở nước ta hiện nay khi nguồn người cho máu chủ yếu là người cho máu chuyên nghiệp.

Tiêu chuẩn về khám lâm sàng

Tuổi: từ 18 đến 60 đối với nam và từ 18 đến 55 đôi với nữ.

Cần chú ý rằng ở giới hạn của tuổi không áp dụng đối với những người cho máu lần đầu tiên.

Cân nặng : Nam trên 45 kg. Nữ trên 42 kg

Huyết áp: Huyết áp tối thiểu ≥ 70mmHg

Huyết áp tôi đa ≤ 160mmHg

Mạch: ≥ 60 lần/ phút, không quá 100 lần/phút

Khám lâm sàng không có biểu hiện bệnh lý và yếu tố nguy cơ.

Tiêu chuẩn về xét nghiệm

Các tiêu chuẩn xét nghiệm bắt buộc

Xác định nhóm máu ABO

Định lượng huyết sắc tố đạt ≥ 120 g/lít.

Các xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu bao gồm: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét phải có kết quả âm tính, được làm bằng những kỹ thuật và thuốc thử theo quy định.

Các xét nghiệm bổ sung không bắt buộc

Nhóm máu Rh

Hematocrit: nam ≥ 0,37 L/L, nữ≥ 0,30 L/L

Đếm hồng cầu, công thức bạch cầu, máu lắng

Chiếu, chụp X quang tim phổi

Điện tâm đồ

Các xét nghiệm thuộc nhóm này không yêu cầu bắt buộc, có thể làm tùy theo nhu cầu, khả năng của mỗi trung tâm truyền máu.

 

TRÌ HOÃN NGƯỜI CHO MÁU

Như đã trình bày về vai trò quan trọng của tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe người cho máu trong việc xốc định nên loại hay trì hoãn người cho máu. Lý tưởng nhất là những người có khả năng cho máu sẽ quyết định tự loại ra nhờ các thông tin và tư vấn khi cho máu. Tuy vậy nhiều khi qua tư vấn hoặc khám tuyển chọn, nhân viên truyền máu vẫn cần phải quyết định trì hoãn tạm thòi hoặc loại vĩnh viễn nhiều trường hợp. Vấn đề này càng nổi cộm và khó khăn đối với các cơ sở truyền máu dựa hoàn toàn vào nguồn người cho máu chuyên nghiệp, người nhà bệnh nhân cho máu và luôn ở trong tình trạng thiếu máu.

Một điều thường xuyên xuất hiện đó là nhiều người cho máu rất lo lắng, thậm trí hoảng sợ khi được thông báo mình không đủ tiêu chuẩn cho máu (loại tạm thòi hoặc vĩnh viễn). Vì vậy nên tiến hành việc thông báo cho người cho máu thông tin trên một cách tuần tự như sau:

Sau khi thông báo đừng bao giờ quên giải thích người cho máu một cách rõ ràng, chân tình là vì sao họ không đủ tiêu chuẩn cho máu.

Cho máu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ

Những đơn vị máu mà họ có thể nguy hiểm đến người nhận (hoặc do bệnh tật của họ hoặc do nguy cơ các nguyên nhân nhiễm trùng có thể có trong máu).

Động viên an ủi người cho máu vì họ có thể rất hoảng sợ do nghĩ rằng sức khỏe của họ xấu hơn thực tế.

Giải thích với người cho máu việc trì hoãn này là tạm thời hay vĩnh viễn, nếu là tạm thòi thì cần hưóng dẫn thời điểm quay lại kiểm tra và động viên họ tiếp tục cho máu khi đủ điều kiện.

Cung cấp thông tin về nơi nào mà họ có thể đến tư vấn, khám kiểm tra. Hướng dẫn cụ thể, giới thiệu, tạo điều kiện cho người cho máu để họ có thể có được việc kiểm tra và tư vân nhanh nhất nếu họ mong muốn.

 

THEO DÕI VIỆC TUYỂN CHỌN NGƯỜI CHO MÁU

Đây là công việc rất cần thiết, việc thực hiện tốt công đoạn này sẽ tạo được những hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài sau:

Theo dõi sức khỏe người cho máu, tư vấn được kịp thời đặc biệt là những người cho máu thường xuyên.

Góp phần tham gia vận động mọi người cho máu, làm tăng dần số lượng người cho máu thường xuyên, người cho máu tình nguyện không lấy tiền.

Giảm được số lượng người cho máu bị loại vĩnh viễn, hoặc trị hoãn tạm thòi.

Giảm được số lượng máu phải hủy do xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu có kết quả dương tính.

Điều hòa được lượng máu phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Công tác tuyển chọn người cho máu là một việc hết sức quan trọng, là nền tảng của một cơ sỏ truyền máu an toàn và hiệu quả. Đây là một công việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có tiêu chuẩn, nó sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng nhanh được chất lượng và số lượng người cho máu cũng như những đơn vị máu, nâng cao hiệu quả chuyên môn của điều trị và cấp cứu lâm sàng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top