Huyết áp sẽ bị ảnh hưởng bới những điều gì?

Cách bạn ngồi

Lần tới đo huyết áp, bạn nên chú ý tới tư thế ngồi đo huyết áp của mình. Khi bạn ngồi hơi cao một chút và chân bạn không chạm đất mà lơ lửng trong không khí, thì cũng tức là bạn đang ở trong tư thế trung gian giữa việc ngồi và đứng. Tư thế này có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp của bạn bởi huyết áp sẽ thay đổi khác nhau khi đứng và khi nằm, ngồi. Tư thế ngồi đúng khi đo huyết áp là ngồi thẳng lưng, dựa lưng vào phần dựa của ghế và đặt bàn chân chạm đất (không vắt chéo chân).

 

Bạn đặt tay của mình ở đâu

Nếu tay của bạn không được hỗ trợ, thì chỉ số huyết áp của bạn có thể sẽ không chính xác. Tay bạn nên được đặt thẳng, thoải mái trên mặt bàn phẳng hoặc được hỗ trợ bởi bác sỹ đo huyết áp, chứ không nên giơ tay lửng lơ giữa không trung. Nếu bạn giơ tay quá thấp hoặc quá cao thì việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bơm máu đi của tim và do vậy, ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.

 

Việc đi tiểu của bạn

Hãy đi tiểu ngay trước khi bạn đo huyết áp bởi bàng quang chứa đầy nước tiểu có thể sẽ làm tăng huyết áp của bạn lên một chút.

 

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá tất nhiên là không bao giờ tốt với huyết áp của bạn cả, nhưng hút thuốc lá đặc biệt không tốt trước khi bạn tới gặp bác sỹ. Hút thuốc có thể làm tăng chỉ số huyết áp của bạn bởi thuốc lá sẽ làm các động mạch bị co thắt.

 

Bữa tối trước khi bạn đo huyết áp

Ăn một bữa ăn nhiều muối vào ngày hoặc tối hôm trước có thể sẽ làm tăng tạm thời chỉ số huyết áp của bạn. Do vậy, bạn cần ý thức được những gì bạn ăn vào ngày trước khi định đo huyết áp. Hãy cố gắng thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân đối, nhiều ngũ cốc, thịt nạc, trái cây và rau xanh.

 

Băng quấn của máy đo huyết áp

Khi đo huyết áp, một phần rất quan trọng đó là phần băng vải quấn vào bắp tay của bạn. Để có số liệu chính xác nhất, phần băng này phải quấn chặt vừa đủ vào tay bạn. Nếu quấn quả lỏng, huyết áp của bạn có thể sẽ hơi thấp hơn, nhưng nếu quấn quá chặt thì chỉ số huyết áp của bạn có thể sẽ hơi cao hơn một chút. Nếu bạn cảm thấy băng quấn bị chặt ngay từ khi bác sỹ chưa bơm hơi vào, thì có nghĩa là băng đã bị quấn quá chặt. Và nếu băng quấn tụt xuống từ khi chưa bơm khí, thì có nghĩa là băng đang quấn quá lỏng.

 

Quãng đường bạn di chuyển đến phòng khám

Nếu quãng đường đi đến phòng khám/bệnh viện để do huyết áp quá căng thẳng thì việc này cũng có thể làm tăng chỉ số huyết áp của bạn khi đến nơi. Nếu bạn vừa phải đi qua một đoạn đường rất đông hoặc vừa bị tắc đường (sẽ khiến tim bạn đập nhanh hơn), thì bạn nên ngồi nghỉ khoảng 5 phút trước khi bắt đầu đo huyết áp. Và các bác sỹ cũng thường sẽ yêu cầu bệnh nhân ngồi nghỉ ngơi một lát trước khi tiến hành đo huyết áp, thậm chí, nhiều người còn tắt đèn một lát để bệnh nhân nghỉ ngơi.

 

Bạn có uống đủ nước không

Mất nước có thể sẽ làm giảm chỉ số huyết áp của bạn, do vậy, bạn cần đảm bảo rằng bạn uống nhiều nước vào ngày trước khi đo huyết áp và ngày bạn định đo huyết áp. Chỉ số đo huyết áp rất quan trọng để bác sỹ không bỏ lỡ điều trị hoặc không điều trị quá mức tình trạng của bạn.

 

Nói chuyện

Đừng trở nên quá thô lỗ, nhưng nếu bác sỹ/kỹ thuật viên đo huyết áp cho bạn cố gắng nói chuyện với bạn trong khi đo, bạn nên lịch sự yêu cầu họ đợi đến khi bạn đo huyết áp xong rồi mới trò chuyện với bạn. Trò chuyện trong khi đo huyết áp có thể làm tăng chỉ số huyết áp của bạn, do vậy, chỉ nên trò chuyện trước và sau khi đo huyết áp thôi nhé!

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top