Khám và điều trị bệnh thấp tim

hấp tim bệnh nguy hiểm của hệ miễn dịch. Thấp tim diễn biến âm thầm nhưng lại mang đến nhiều nguy cơ sức khỏe thậm chí là tử vong cho người bệnh. Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thấp tim, Bệnh viện  đã xây dựng chuyên khoa cơ xương khớp với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

 

BỆNH THẤP TIM LÀ GÌ?

Thấp tim hay còn được gọi là sốt thấp khớp hoặc thấp khớp cấp (Rheumatic Fever) là bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết, thuộc hệ thống tạo keo thường gặp ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Thấp tim không chỉ tổn thường xương khớp, tim mà còn ảnh hưởng đến thần kinh, da và gây biến chứng ở tim làm mất sức lao động ở người trưởng thành và gây tử vong ở trẻ nhỏ.

 

. Thấp tim diễn biến âm thầm nhưng lại mang đến nhiều nguy cơ sức khỏe thậm chí là tử vong cho người bệnh.
 

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THẤP TIM

Thấp tim xảy ra sau một phản ứng viêm của cơ thể do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên. Nguyên nhân là liên cầu chứa một loại protein tương tự mô của cơ thể dẫn tới nhận nhầm và chống lại các mô này, chủ yếu là mô ở tim, khớp, hệ thần kinh trung ương và da.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp tim là ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch, bị viêm đường hô hấp trên nhưng không điều trị triệt để. Có một điểm đáng lưu ý là bệnh ít khi xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên phản ứng chéo không đủ điều kiện gây bệnh.

 

TRIỆU CHỨNG BỆNH THẤP TIM

  • Sau đợt viêm họng từ 1 – 5 tuần, người bệnh nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm A sẽ thấy đau ở nhiều khớp nhất là các khớp lớn như khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay. Tại các khớp này kèm theo các triệu chứng nóng, đỏ ảnh hưởng đến khả năng vận động của các bộ phận này. Tuy nhiên, sau đợt đau, các khớp lại trở về bình thường chứ không bị biến dạng và hạn chế cử động. Vì thế mà bệnh có tên là thấp khớp cấp.
  • Không chỉ nhận thấy bất thường ở khớp mà tim cũng có tổn thương gây mệt mỏi, tức ngực, khó thở cho người bệnh. Nhịp tim nhanh chậm thất thường thậm chí cơ tim viêm nặng có thể khiến người bệnh tím tái, phù nề và gan to.
  • Múa giật Sydeham là biểu hiện muộn của thấp tim, xuất hiện sau đợt viêm đường hô hấp trên khoảng 3 tháng và mất đi sau 2 – 3 tháng. Người bệnh vận động không có mục đích và không tự chủ được tại cơ mặt, các chi hay giảm trương lực cơ, các cảm động bị rối loạn. Cần phân biệt triệu chứng này với các phản ứng co giật khác ở bệnh động kinh.
  • Da nổi nốt có đường kính 0,5 – 2 cm di động quanh các khớp lớn nhưng không gây đau. Tình trạng này gặp ở 20% bệnh nhân thấp tim và sau vài ngày sẽ biến mất.
  • Hồng ban vòng (erythema marginatum) xếp thành quầng tại các vị trí thân, mạn sườn hay gốc chi. Sau vài ngày hiện tượng này sẽ chấm dứt.

 

Nếu nghỉ ngờ bị thấp tim, cần chụp X quang và làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác để kiểm tra
 

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẤP TIM

Sau khi thăm khám lâm sàng, người bệnh được chỉ định một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá mức độ bệnh và phân biệt với các bệnh tương tự như:

  • Xét nghiệm máu
  • Vi sinh vật
  • Điện tâm đồ
  • X quang tim phổi
  • Siêu âm tim
  • Siêu âm Doppler

Người bệnh được điều trị bằng thuốc benzathine để loại bỏ sự nhiễm liên cầu. Nếu dị ứng với penicillin phải thay bằng erythromycine.
Chống viêm khớp bằng aspirin từ 4 – 6 tuần, sau đó giảm liều sau 2 – 3 tuần.
Điều trị viêm tim nặng bằng prednisolone từ 2 – 6 tuần, giảm liều dần trước khi dừng thuốc.
Có thể sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau trong vài trường hợp
Điều trị múa giật Sydeham bằng cách nghỉ ngơi, tránh xúc động. Có thể dùng một số thuốc như diazepam, phenobarrbital…để phòng tránh tái phát.
Điều trị suy tim nếu gặp phải bằng thở oxy, nghỉ tại giường. Thay đổi chế độ ăn uống như hạn chế ăn mặn, uống ít nước…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top