✴️ Trẻ bị nhiệt lưỡi, cha mẹ bỏ túi ngay những bí kíp này

Nội dung

1. Bậc phụ huynh đã biết về nhiệt miệng lưỡi ở trẻ nhỏ chưa?

Nhiệt miệng lưỡi là tình trạng xuất hiện các vết lở loét trên lưỡi và niêm mạc miệng của trẻ. Những vết này thể hiện nhiều các vấn đề bất thường về sức khỏe của bé.

1.1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiệt lưỡi?

Gây ra tình trạng nhiệt miệng lưỡi có rất nhiều nguyên nhân ở những khía cạnh khác nhau, điển hình có thể kể tới như:

– Ăn uống: Trẻ ăn đồ cay nóng khiến niêm mạc miệng lưỡi bị bỏng và lở loét

– Suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn miễn dịch cơ thể

– Thiếu chất như vitamin C, B12, sắt, axit folic,…

– Bệnh lý tiêu hóa: Dạ dày, gan

– Bệnh về răng: Sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng, viêm nướu

– Trẻ mệt mỏi, căng thẳng

– Di truyền

– Trẻ cắn nhầm vào lưỡi gây tổn thương

Bậc phụ huynh đã biết về nhiệt miệng lưỡi ở trẻ nhỏ chưa?

Đồ ăn cay nóng, chiên rán là tác nhân gây nhiệt miệng lưỡi ở trẻ

Ngoài những nguyên nhân khách quan, nhiệt lưỡi ở trẻ nhỏ còn có thể do các bệnh lý về miệng lưỡi mà chúng ta hay nhầm lẫn, điển hình là bệnh viêm lưỡi bản đồ.

1.2. Trẻ bị nhiệt lưỡi có ảnh hưởng gì không?

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, thì những vết viêm loét lưỡi luôn gây khó chịu bởi những cơn đau rát. Đặc biệt với trẻ còn nhỏ chưa thể nói, thật khó khăn cho bậc phụ huynh khi không thể xác định được con đau ở đâu và như thế nào.

Với trẻ nhỏ, nhiệt lưỡi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống. Bé mệt mỏi, đau khóc, chán ăn, bỏ bữa,… tác động xấu đến sức khỏe. Nếu để lâu dài không được chữa trị, trẻ có thể bị nổi hạch hàm, sốt cao, là triệu chứng của những bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao, đưa con tới cơ sở y tế để thăm khám và xử lý.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiệt lưỡi?

Với trẻ nhỏ, nhiệt lưỡi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống

 

2. Phân biệt bệnh viêm lưỡi bản đồ và viêm loét lưỡi ở trẻ?

Với một số biểu hiện giống nhau, nhiệt lưỡi và viêm lưỡi bản đồ dễ khiến chúng ta nhầm lẫn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phân biệt rõ ràng để khắc phục đúng cách và kịp thời.

So sánh

Viêm lưỡi bản đồ

Nhiệt lưỡi

Khái niệm

Là bệnh lý lành tính. Những vết loét xuất hiện trên bề mặt lưỡi mang hình dáng các khu vực trên bản đồ. Chúng thường không gây khó chịu nhiều cho bệnh nhân.

Nhiệt lưỡi là tình trạng những vết loét đường kính 1 – 3 mm xuất hiện trên bề mặt lưỡi. Vết viêm loét hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng hay xám vàng, bao quanh là quầng đỏ. Chúng có thể hình thành từng đám hoặc đơn lẻ.

Biểu hiện

– Thay đổi vị giác

 

– Nhai, nuốt đau

– Lưỡi sưng to

– Ngứa lưỡi, rát lưỡi

– Đau đầu

– Nói khó khăn

– Nướu răng sưng, chảy máu

 

– Vết loét có thể lan rộng

– Đốm trắng xuất hiện, mọng nước và vỡ ra

– Sốt, nổi hạch

– Là tiền đề cho các bệnh lý khác

Mức độ nghiêm trọng

Thông thường bệnh có thể tự khỏi mà không can thiệp biện pháp chữa hay thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp vết loang do virus xâm nhập có thể gây nguy hiểm

Sức khỏe của trẻ bị suy giảm. Tình trạng bệnh không thể kiểm soát và xử lý nhanh chóng. Bệnh có thể biến chứng nếu để lâu

Phân biệt bệnh viêm lưỡi bản đồ và viêm loét lưỡi ở trẻ?

Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

 

3. Trẻ bị nhiệt lưỡi – Cha mẹ nên làm thế nào?

Để xử lý chứng viêm loét miệng lưỡi ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần phối hợp thực hiện cả chữa và phòng bệnh.

3.1. Điều trị nhiệt lưỡi

Trước hết, khi trẻ có dấu hiệu bị nhiệt, bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh. Tùy mức độ nghiêm trọng mà phương án điều trị sẽ đưa ra phù hợp với trẻ.

Nếu dùng thuốc, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét. Mục đích là giảm sưng viêm, ngăn vết lan xung quanh. Kèm theo đơn là một số thuốc làm mát, giải nhiệt cơ thể.

Mật ong, trà xanh cũng có tác dụng tương tự như thuốc bôi, giúp kháng khuẩn, bớt sưng. Mẹ có thể bôi hoặc cho bé súc miệng mật ong, trà xanh pha nước ấm.

Trong dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần chú ý cho bé uống đủ nước. Ngoài nước lọc, bé có thể uống thêm nước cam, chanh để bổ sung vitamin C. Thực phẩm sẽ ưu tiên ăn nguội, dạng mềm, lỏng, dễ nuốt tránh làm đau lưỡi trẻ. Những đồ ăn thô, cứng như ngũ cốc, bánh mì,… nên tạm thời ngưng sử dụng.

3.2. Phòng ngừa nhiệt lưỡi

Dù chứng nhiệt loét đã được khắc phục, nhưng không có nghĩa nó sẽ không quay lại. Phụ huynh nên chú ý phòng bệnh cho bé bằng những phương pháp sau:

Vệ sinh răng miệng

Răng hàm mặt, tai mũi họng là những bộ phận luôn cần giữ gìn vệ sinh để tránh các bệnh hô hấp, răng miệng. Vì vậy, trẻ cần được đánh răng, làm sạch lưỡi thường xuyên, đúng cách. Nước muối sinh lý súc miệng hàng ngày sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lưu ý chọn bàn chải phù hợp để tránh làm tổn thương nướu, lưỡi của bé.

Chế độ ăn uống

Như đã nói, cung cấp đủ nước vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa đảm bảo miệng không bị khô rát gây nên viêm nhiệt. Về dinh dưỡng, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả, nạp đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và vitamin.

Điều trị nhiệt lưỡi

Trẻ cần được đánh răng, làm sạch lưỡi thường xuyên, đúng cách

Thăm khám định kỳ

Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe với chuyên gia sẽ giúp phụ huynh nắm được tình trạng của con em. Bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ làm sao nuôi con đúng khoa học. Nếu có bất thường sức khỏe, trẻ sẽ được phát hiện và điều trị sớm, dứt điểm.

Sau khi đã tổng hợp lại một loạt những thông tin cần thiết, bài viết hy vọng sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh chủ động xử lý thành công chứng nhiệt lưỡi ở con em mình.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top