✴️ Khuyến cáo điều chỉnh lối sống đối với rối loạn mỡ máu

Vai trò của dinh dưỡng và lối sống trong dự phòng bệnh tim mạch đã được đánh giá nhiều. Nhiều chứng cứ mạnh cho thấy các yếu tố dinh dưỡng và lối sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành xơ vữa động mạch hoặc thông qua ảnh hưởng đến các yếu tố nguy cơ truyền thống như lipid huyết tương, huyết áp hoặc nồng độ đường huyết. Sự ảnh hưởng của thay đổi lối sống và thực phẩm lên nồng độ lipoprotein được đánh giá và tóm tắt ở bảng thống kê dưới đây.

Trong bảng này mức độ tác dụng và mức độ chứng cứ đề cập ảnh hưởng của thay đổi lối sống lên nhóm lipoprotein chuyên biệt, không phải các kết cục bệnh tim mạch. ESC khuyến cáo các biện pháp thay đổi lối sống và chọn lựa thức ăn lành mạnh để điều trị nguy cơ tim mạch toàn thể như sau:

  • Các khuyến cáo chế độ ăn nên luôn luôn xem xét thói quen sử dụng thực phẩm địa phương; tuy nhiên, chọn lựa thực phẩm lành mạnh từ các nền văn hóa khác cũng nên được khuyến khích.
  • Nên ăn đa dạng thực phẩm. Nên điều chỉnh năng lượng nhập để phòng ngừa thừa cân và béo phì.
  • Nên khuyến khích sử dụng trái cây, rau, cây họ đậu, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và cá (đặc biệt cá có dầu).
  • Nên thay thế thực phẩm giàu chất béo trans hoặc bão hòa (bơ cứng, dầu nhiệt đới, thịt nhiều chất béo hoặc nấu sẵn, kẹo, kem, bơ, pho mát thường) với các thực phẩm trên và chất béo đơn không bão hòa (dầu oliu) và chất béo đa không bão hòa (dầu thực vật không nhiệt đới) để giữ chất béo trans < 1% tổng năng lượng và chất béo bão hòa < 10% (< 7% trị số cholesterol huyết tương cao).
  • Giảm nhập muối < 5 g/ngày bằng cách giảm muối ăn và hạn chế muối trong nấu ăn và chọn thực phẩm tươi hoặc đông lạnh không có muối; nhiều thức ăn chế biến sẵn có nồng độ muối cao bao gồm bánh mì.
  • Đối với người sử dụng thức uống có cồn, nên tư vấn sử dụng mức độ trung bình (< 10g/ngày đối với nữ và < 20g/ngày đối với nam) và các bệnh nhân tăng triglyceride máu nên kiêng rượu.
  • Nên hạn chế sử dụng thức uống và thực phẩm thêm đường, đặc biệt những người thừa cân, tăng triglyceride máu, hội chứng chuyển hóa hoặc đái tháo đường.
  • Nên khuyến khích hoạt động thể lực, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày mỗi ngày.
  • Nên tránh sử dụng và tiếp xúc với các sản phẩm thuốc lá.

 

 

Mức độ tác dụng

Giảm ăn chất béo trans

+++

Giảm ăn chất béo bão hòa

+++

Tăng ăn chất xơ

++

Sử dụng thực phẩm chức năng giàu phytosterol

++

Sử dụng bổ sung gạo đỏ lên men

++

Giảm thừa cân

++

Giảm cholesterol trong chế độ ăn

+

Tăng thói quen hoạt động thể lực

+

Sử dụng sản phẩm protein đậu nành

+/-

Giảm thừa cân

+++

Giảm uống rượu

+++

Tăng thói quen hoạt động thể lực

++

Giảm lượng carbohydrate trong chế độ ăn

++

Sử dụng viên bổ sung chất béo đa không bão hòa n-3

++

Giảm nhập mono- và disaccharide

++

Thay thế chất béo bão hòa với chất béo đơn hoặc đa không bão hòa

+

Giảm ăn chất béo trans

+++

Tăng thói quen hoạt động thể lực

+++

Giảm thừa cân

++

Giảm carbohydrate trong chế độ ăn và thay thế bằng chất béo không bão hòa

++

Có thể tiếp tục sử dụng mức độ trung bình ở những người uống rượu

++

Ngưng hút thuốc lá

+

Trong số thực phẩm giàu carbohydrate, ưu tiên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chất xơ nhiều

+/-

Giảm nhập mono- và disaccharide

+/-

Mức độ tác dụng: +++ = tác dụng đáng kể, ++ = tác dụng ít đáng kể hơn, + = tác dụng ít, – = không hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Cholesterol xấu có liên quan đến hiệu suất nhận thức kém hơn

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top