Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nguyên nhân chính của căn bệnh gây tử vong cao này là do tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất trong cộng đồng. Với đặc trưng hầu như không có triệu chứng, tăng huyết áp còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra nếu không được điều trị.
Nhìn chung việc di chuyển bằng máy bay là an toàn cho người bị tăng huyết áp, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu huyết áp ở mức quá cao hoặc không ổn định, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ trước khi có kế hoạch du lịch, công tác bằng máy bay. Kể cả khi huyết áp ở mức kiểm soát, người bệnh tốt nhất vẫn nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại.
Quan hệ tình dục có thể làm tăng huyết áp, nhưng chỉ ở mức rất nhẹ. Các trường hợp bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trong khi đang quan hệ tình dục rất hiếm khi xảy ra. Mặc dù huyết áp tăng nhưng không phải ở mức gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Thuốc thông mũi, nếu dùng với liều cao, có thể gây tăng huyết áp, nhưng tình trạng này không xảy ra với liều bình thường.
Tốt nhất người bệnh nên kiểm tra huyết áp 1 – 2 lần sau khi sử dụng thuốc thông mũi. Nếu huyết áp vẫn bình thường vì việc sử dụng thuốc không có vấn đề gì. Và khi bệnh cảm lạnh đã thuyên giảm, người bệnh nên ngừng dùng thuốc thông mũi.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, người bệnh nên tự theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là những loại thuốc chống viêm khớp.
Sự thật là tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ vào mùa đông cao hơn mùa hè. Thông thường khi trời lạnh thì các mạch máu co lại làm tăng huyết áp. Khi ra khỏi chăn ấm là lúc dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch co, huyết áp tăng đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, co mạch gây nên cơn đau thắt ngực.
Đúng là tiêu thụ các thực phẩm giàu kali có thể giúp làm giảm huyết áp bằng cách chống lại tác động của natri trong muối và ảnh hưởng tới số lượng chất lỏng trong cơ thể. Đối với những người có chế độ ăn uống lành mạnh, không cần thiết phải uống bổ sung kali và điều này cũng không được khuyến khích trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Quá nhiều kali có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với những người có vấn đề về thận hoặc đang sử dụng các thuốc có thể làm tăng lượng kali trong cơ thể.
Ăn các loại cá béo có thể giúp làm giảm huyết áp?
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung dầu cá (khoảng 3g/ngày) có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên để tiêu thụ một lượng lớn dầu cá như trên hàng ngày là rất khó khăn.
Ăn các loại cá béo cũng có thể giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol. Điều này có nghĩa là rủi ro tổng thể của một cơn đau tim hoặc đột quỵ sẽ giảm xuống. Do đó nên ăn cá ít nhất là 2 lần/tuần. Tuy nhiên gần đây có một số lo ngại về các chất dư lượng trong cá, đặc biệt như thủy ngân. Do đó tốt nhất không nên ăn quá nhiều các loại quá béo, chỉ nên tiêu thụ cá khoảng 1 lần/tuần.
Chất béo được tạo thành từ 2 loại axit béo chính là: axit béo bão hòa và không bão hòa. Axit béo không bão hòa được tìm thấy trong các loại dầu thực vật lỏng, trong khi chất béo bão hòa được tìm thấy trong mỡ động vật rắn.
Để biến dầu thực vật dạng lỏng thành chất béo rắn cho bơ thực vật, bánh quy, bánh ngọt, và các loại thực phẩm chế biến khác, hydro được thêm vào (gọi là hydro hóa). Trong quá trình này, các axit béo chuyển hóa có thể được hình thành. Axit béo chuyển hóa làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong máu, kéo theo nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Một số bằng chứng cho thấy rằng chất béo chuyển hóa thậm chí còn làm tăng nồng độ cholesterol LDL trong máu nhiều hơn so với chất béo bão hòa.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh