“Chúng ta biết rằng bệnh nhân đột quỵ có rủi ro đột quỵ và chứng mất trí tăng cao”, tác giả nghiên cứu, tiến sĩ M. Arfan Ikram tại Bệnh viện Đại học Erasmus ở thành phố Rotterdam, nói.
“Điều chúng ta chưa biết là liệu rủi ro tăng cao này có tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài sau đột quỵ hay không, và liệu các tác nhân rủi ro bệnh tim hiện hữu trước cơn đột quỵ đầu tiên ảnh hưởng đến rủi ro tái diễn đột quỵ hoặc bị chứng mất trí hay không”, ông Ikram nói thêm.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những yếu tố rủi ro này ảnh hưởng đến khả năng đột quỵ và bị chứng mất trí trong tương lai, và những rủi ro này tồn tại trong một thời gian dài ở một số bệnh nhân”, ông Ikram nói.
Trong cuộc nghiên cứu, nhóm của ông Ikram đã so sánh dữ liệu của một nghiên cứu dài hơi trên hơn 1.200 người sống sót sau đột quỵ với dữ liệu của khoảng 5.000 người không bị đột quỵ.
Các chuyên gia nhận thấy 1 năm sau khi bị đột quỵ, những người sống sót vẫn có rủi ro bị thêm một cơn đột quỵ khác ở mức cao trong ít nhất 5 năm tiếp theo.
Một năm sau khi bị đột quỵ lần đầu, những người sống sót có rủi ro bị một cơn đột quỵ khác cao gấp 3 lần so với người không có tiền sử đột quỵ. Những người sống sót qua đột quỵ cũng có nguy cơ bị chứng mất trí cao gấp 2 lần so với những người không bị đột quỵ.
Sức khỏe tim tồi tệ có vẻ như là tác nhân then chốt. Chẳng hạn, trong số những người sống sót sau đột quỵ, 19% các cơn đột quỵ tương lai và 10% trường hợp bị chứng mất trí dính líu đến những tác nhân rủi ro liên quan đến tim mà các bệnh nhân đã được chẩn đoán trước cơn đột quỵ đầu tiên.
Những vấn đề sức khỏe bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, mức cholesterol tốt (HDL) tốt thấp, hút thuốc hoặc tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua (TIA), theo các nhà nghiên cứu.
Phát hiện trên đã được công bố trên chuyên san Stroke số ra mới nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh