Có nhiều nguyên nhân khiến bạn thấy tim đập mạnh, bao gồm cả các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý:
Rối loạn lo âu, có cơn hoảng loạn (panic attack)
Tình trạng này có thể khiến tim đập mạnh và nhanh hơn. Tuy nhiên, rối loạn lo âu, cơn hoảng loạn chỉ là trạng thái tạm thời và nhịp tim sẽ trở lại bình thường khi nỗi sợ hãi, lo lắng của bạn biến mất.
Trong nhiều trường hợp có cơn hoảng loạn, bạn có thể thấy tim đập nhanh, mạnh, đi kèm cùng cơn đau tức ngực, hụt hơi… Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn giữa cơn hoảng loạn và cơn đau tim, dù cơn hoảng loạn không phải là dấu hiệu của bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào.
Mất nước, mất cân bằng điện giải
Mất nước có thể gây mất cân bằng các chất điện giải, từ đó khiến tim đập nhanh và mạnh hơn. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn tập thể dục cường độ cao, kiệt sức do nhiệt…
Sốt
Tình trạng sốt thường xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng. Lúc này, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới tình trạng tim đập mạnh hoặc nhanh hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất kích thích
Tiếp xúc với các chất kích thích (như caffeine và nicotine) hoặc sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng có thể là nguyên nhân gây tim đập mạnh.
Bệnh tuyến giáp (cường giáp)
Bệnh tuyến giáp có thể gây mất cân bằng hormone, từ đó làm thay đổi nhịp tim và gây ra các triệu chứng khác như tăng/giảm cân bất thường, hay thấy mệt mỏi…
Sốc phản vệ
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tình trạng này có thể gây nhịp tim nhanh, tim đập mạnh, khó thở, sưng họng hoặc lưỡi.
Rối loạn điện tim
Thông thường, trái tim sẽ dựa vào các tín hiệu điện tim để biết khi nào cần co bóp, khi nào thư giãn. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn điện tim xảy ra có thể khiến các buồng tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, không đều.
Một trong những tình trạng rối loạn điện tim thường gặp nhất là nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Bệnh động mạch vành
Tim đập mạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành. Theo đó, tình trạng động mạch bị tắc nghẽn khiến tim phải đập mạnh hơn để có thể bơm máu đi nuôi cơ thể.
Bệnh van tim
Các bệnh van tim như hở van động mạch chủ có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng bơm máu của trái tim, từ đó gây ra tình trạng tim đập mạnh, đau tức ngực, mệt mỏi…
Nếu tình trạng tim đập mạnh thường xuyên xảy ra, đi kèm với các triệu chứng sau, bạn nên đi khám ngay lập tức:
- Đau tức ngực, nặng ngực không thuyên giảm kể cả khi đã nghỉ ngơi.
- Đau hàm, đau vai dữ dội.
- Nhầm lẫn, lú lẫn.
- Bạn từng bị đau tim, đột quỵ.
- Bạn bắt đầu dùng một loại thuốc mới.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Chảy máu nhiều, chấn thương đầu.
Để khắc phục tình trạng tim đập mạnh do căng thẳng, rối loạn lo âu, bạn có thể thử thực hiện một số biện pháp sau:
- Thở sâu, ngồi thiền, học cách quản lý cơn hoảng loạn.
- Dùng thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị rối loạn lo âu.
Trong trường hợp tim đập mạnh là triệu chứng cảnh báo các bệnh rối loạn nhịp tim tiềm ẩn, bạn có thể trao đổi với bác sỹ về việc dùng thuốc chống loạn nhịp, thay đổi lối sống… để kiểm soát bệnh.
Sử dụng thảo dược khổ sâm cũng là cách giúp bạn cải thiện tình trạng tim đập mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đã được chứng minh ở nhiều nước trên thế giới.
Theo Hiệp hội tim mạch (Mỹ), bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa tình trạng tim đập mạnh:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định.
- Có chế độ ăn uống cân bằng, giàu dưỡng chất.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Kiểm soát lo lắng và căng thẳng.
- Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, ăn nhiều muối.
- Ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch như cá, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh