Với tỷ lệ tử vong cao, di chứng để lại nặng nề, nhồi máu cơ tim thực sự trở thành nỗi ám ảnh của những người bệnh tim mạch.
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng động mạch vành bị tắc nghẽn khiến cơ tim chết đi, bị hoại tử và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và người bệnh sẽ tử vong rất nhanh sau đó. Trường hợp bị tổn thương nhỏ, bệnh nhân có thể sẽ bị suy tim, tàn phế hoặc tăng nguy cơ đột tử…
Theo các bác sĩ tim mạch, nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ đã mãn kinh (sau 50 tuổi) đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người trẻ tuổi gặp phải tai biến này ngày càng nhiều (do cường độ làm việc, thói quen ăn uống, nghỉ ngơi chưa khoa học…)
Các chuyên gia tim mạch cũng chỉ ra rằng, những người đã từng bị nhồi máu cơ tim hoặc thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch vành; Bố hoặc anh được chẩn đoán bệnh mạch vành trước 55 tuổi; mẹ hoặc chị được chẩn đoán bệnh này trước 65 tuổi; Có một trong các bệnh tiểu đường, tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, béo phì; Hút thuốc lá; Ít hoạt động thể lực… là những yếu tố nguy cơ rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim thường đi kèm ới các triệu chứng như:
Nhồi máu cơ tim gây nguy cơ tử vong rất cao và dễ để lại những di chứng nặng nề. Việc cấp cứu sớm và điều trị tích cực giúp tăng khả năng sống, phục hồi nhanh cho người bệnh nhồi máu cơ tim.
Nguyên tắc cấp cứu của nhồi máu cơ tim là “nhầm chứ không bỏ sót”. Việc nhận biết sớm các triệu chứng, điều trị kịp thời (dùng thuốc làm tan huyết khối hoặc phẫu thuật nong động mạch vành), bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Các biện pháp trên có thể hạn chế tối đa vùng cơ tim bị chết, hồi phục một số vùng mới tổn thương. Càng vào viện sớm, khả năng hồi phục hoàn toàn càng cao.Hiệu quả điều trị sẽ tốt nhất nếu bệnh nhân được xử trí trong vòng 1 giờ đầu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh