Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến, không ít người gặp phải. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như phình động mạch chủ bụng, phình tách động mạch chủ và bệnh máu ngoại biên.
Người bị bệnh phình động mạch chủ bụng ngày càng tăng lên do số người già có các yếu tố nguy cơ tim mạch tuổi trung niên ngày càng cao.
Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phình động mạch bụng. Theo thống kê có khoảng 3% người huyết áp cao nhẹ có tuổi từ 60-75 bị phình động mạch chủ bụng trong khi đó tỷ lệ này là 11% ở những người có huyết áp tâm thu lớn hơn 195mmHg, đối với những bệnh nhân nam hút thuốc, trên 65 tuổi và bị tăng huyết áp thì có thể cần siêu âm động mạch chủ. Nếu phình động mạch chủ mà lớn hơn 5cm thì cần phải can thiệp.
Huyết áp cao cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch máu ngoại biên, làm tăng nguy cơ dẫn đến những vấn đề tim mạch.
Chỉ số áp lực cổ chân- cánh tay (ABI) nhỏ hơn 0,9, chỉ số này còn liên quan đến nguy cơ của các bệnh lý xơ vữa động mạch như huyết áp, hút thuốc, lượng cholesterol trong máu, bệnh tiểu đường, đặc biệt là do tuổi tác.
Có đến 80% bệnh nhân mắc chứng phình tách động mạch chủ có tiền sử về bệnh cao huyết áp, huyết áp càng tăng thì nguy cơ bị phình tách động mạch chủ của người bệnh càng cao.
Phình tách động mạch chủ có thể xảy ra ở động mạch chủ lên loại này cần được phẫu thuật. Huyết áp cao thường là nguyên nhân gây phình động mạch chủ đoạn xa.
Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao sẽ làm cho mạch máu não không chịu được áp lực sẽ bị vỡ, dẫn đến bệnh xuất huyết não, gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn nếu nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nhũn não: huyết áp cao cũng có thể làm hẹp mạch máu nuôi não, nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ sẽ làm hình thành cục máu đông dẫn đến tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não.
Thiếu máu não: cao huyết áo cũng có thể là nguyên nhân làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, bất tỉnh.
Người bệnh bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có 1 vùng cơ tim bị chết và không thể co bóp được từ đó có thể dẫn đến bệnh suy tim, nếu lâu ngày có thể khiến cơ tim phì đại và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh