✴️ Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

1. Đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng cụ thể

1.1. Giúp bạn hiểu rõ về đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa được kéo dài từ phần dưới của thắt lưng cho đến các ngón chân, đây là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể của con người. Chúng có tên gọi khác là dây thần kinh hông to. Người bình thường đều sở hữu 2 dây thần kinh này. Nhiệm vụ chính của chúng là chi phối các cảm giác vận động và nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể của chúng.

Tình trạng đau nhức dọc theo dây thần kinh tọa này được gọi là đau dây thần kinh tọa theo Y học. Triệu chứng điển hình nhất của chúng thường gặp phải là những cơn đau từ thắt lưng lan rộng xuống cẳng chân và ngón chân. Hướng lan của những cơn đau này còn tùy thuộc vào từng vị trí dây thần kinh tổn thương. Người bệnh thường chỉ đau 1 bên dây thần kinh tọa chứ không đau cả hai bên.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có triệu chứng điển hình nhất là những cơn đau

1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý đau thần kinh tọa là gì?

Bệnh lý đau dây thần kinh tọa sẽ bao gồm:

– Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa và đau tại cột sống thắt lưng và lan tới mặt ngoài của đùi, mặt trước của mắt cá chân cho tới tận các ngón chân. Tùy từng vị trí tổn thương mà biểu hiện của chúng sẽ khác nhau. Nếu tổn thương rễ L4 là đau đến kheo chân, tổn thương rễ L5 là đau tới mu bàn chân. Một số trường hợp không đau cột sống thắt lưng mà chỉ đau dọc chân.

– Cơn đau cột sống có thể lan tỏa dưới thắt lưng đến mông và xuống phía sau chân chính là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm nhận ngay sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo con đường thần kinh nhưng đặc biệt là theo đường từ lưng thấp cho đến mông, mặt sau đùi và bắp chân.

– Cơn đau cột sống có thể khác nhau ở mỗi đối tượng, mức độ có thể từ đau nhẹ đến đau hoặc đau dữ dội. Thường cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể của người bệnh.

Đau dây thần kinh tọa

Cơn đau cột sống có thể lan tỏa dưới thắt lưng đến mông và xuống phía sau chân chính là dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Tuổi tác: Một số thay đổi liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,… là nguyên nhân gây nên đau dây thần kinh tọa. Hầu hết bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa nằm trong độ tuổi từ 30 – 50.

– Cân nặng: Cân nặng quá cao sẽ gây áp lực lên cột sống, do đó những người thừa cân, béo phì hay phụ nữ mang thai sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn.

– Người mắc bệnh tiểu đường: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng lượng đường trong máu làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh.

– Do đặc thù công việc: Những công việc đòi hỏi khả năng mang vác nặng, lái xe cơ giới,… có thể ảnh hưởng lớn và dễ mắc

3. Biến chứng của đau thần kinh tọa và phương pháp điều trị

3.1. Biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa là gì?

Đa phần người bệnh khi mắc đau dây thần kinh tọa có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh lý này có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Khi mắc đau dây thần kinh tọa người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng:

– Mất cảm giác ở chân.

– Cơ chân trở nên yếu hơn.

– Giảm chức năng của ruột hoặc bàng quang.

– Xuất hiện tình trạng co cứng cột sống và gây co thắt cơ bắp hoặc mất lực hoàn toàn ở chi dưới.

– Teo cơ vận động và gây mất chức năng hoặc teo rút dây thần kinh tọa.

– Gây bại liệt hoàn toàn hoặc một phần.

Như vậy, để không mắc những biến chứng nguy hiểm thì đau dây thần kinh tọa cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng của đau dây thần kinh tọa là gì?

Đau dây thần kinh tọa có thể gây mất cảm giác ở chân

3.2. Đau dây thần kinh tọa điều trị như thế nào?

Một số phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa bao gồm:

– Điều trị thuốc: Sử dụng một hoặc phối hợp một số thuốc giảm đau cho người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này sẽ có những tác dụng không mong muốn lên đường tiêu hóa của người bệnh. Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các tác động đột ngột hay mang vác nặng. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau dây thần kinh và các thuốc vitamin nhóm B.

– Điều trị vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị vật lý trị liệu khi các cơn đau cấp tính được cải thiện. Điều này thường bao gồm nhiều bài tập để giúp bệnh nhân điều chỉnh tư thế và tăng cường hỗ trợ cho lưng giúp cải thiện tính linh hoạt.

– Liệu pháp ngoại khoa: Chỉ định điều trị ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội khoa thất bại. Tùy theo tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép mà cho phép sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Các phương pháp thường được áp dụng là phẫu thuật lấy nhân đệm và phẫu thuật cắt cung sau đốt sống.

Ngoài ra, còn rất nhiều các phương pháp khác có thể được áp dụng để điều trị đau dây thần kinh tọa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để đề phòng đau dây thần kinh tọa mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top