Chứng loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện điều hòa nhịp tim không hoạt động chính xác. Nhịp tim không đều có thể có cảm giác như tim đập hoặc rung.
Nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu nhịp tim rất bất thường hoặc do suy tim hay bị tổn thương, rối loạn nhịp tim gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Trong bài viết này, sẽ đưa ra khái niệm về rối loạn nhịp tim, cũng như nguyên nhân và triệu chứng của nó đồng thời đưa các phương pháp lựa chọn điều trị.
Rối loạn nhịp tim liên quan đến một nhóm các tình trạng khiến tim đập không đều, quá chậm hoặc quá nhanh. Có một số loại rối loạn nhịp tim, bao gồm:
Hầu hết các rối loạn nhịp tim không nghiêm trọng và không gây biến chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc ngưng tim.
Xác định nhịp tim khỏe mạnh bằng cách đếm số lần tim đập mỗi phút khi nghỉ ngơi. Số nhịp tim lúc nghỉ ngơi bình thường khác nhau giữa từng người, nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết rằng mức bình thường nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút.
Người càng khỏe mạnh, nhịp tim khi nghỉ ngơi càng thấp. Ví dụ với các vận động viên Olympic thường sẽ có nhịp tim nghỉ ngơi dưới 60 lần/phút do tim của họ có hiệu quả cao hơn.
Trái tim đập theo nhịp đều đặn, bao gồm hai nhịp đập “ba-bum” với hai khoảng nghỉ ở giữa mỗi nhịp. Có thể đo nhịp tim bằng nhịp đập qua các điểm có thể cảm nhận nhịp tim qua da. Các vị trí tốt nhất trên cơ thể đo nhịp tim có thể như:
Có một số loại rối loạn nhịp tim như:
Đây là nhịp đập không đều của các buồng nhĩ và hầu như luôn luôn liên quan đến nhịp tim nhanh. Rung tâm nhĩ thường phổ biến và chủ yếu gặp phải ở người lớn trên 65 tuổi.
Thay vì tạo ra một nhịp duy nhất, mạnh; buồng tim rung thường tạo ra nhịp tim nhanh.
Trong khi rung tâm gây ra nhiều rung động ngẫu nhiên và khác nhau trong tâm nhĩ, cuồng động nhĩ thường từ một khu vực trong tâm nhĩ. Tình trạng này tạo ra một dây chuyền không nhất quán trong dẫn truyền nhịp tim.
Ở một số trường hợp xuất hiện cả rung nhĩ và cuồng động nhĩ. Cuồng động nhĩ có thể là một tình trạng nghiêm trọng và thường dẫn đến rung tâm nhĩ nếu không được điều trị.
Rối loạn nhịp tim nhanh trên thất đề cập đến tình trạng nhịp tim nhanh nhưng đều đặn. Nhịp tim đập nhanh có thể kéo dài từ vài giây đến vài giờ.
Tình trạng này dùng để mô tả các xung điện bất thường bắt đầu trong tâm thất và gây ra nhịp tim nhanh bất thường. Điều này thường xảy ra nếu tim có vết sẹo từ cơn đau tim trước đó.
Đây là tình trạng nhịp tim không đều bao gồm các cơn co thắt nhanh, không phối hợp và rung của tâm thất. Tâm thất không bơm máu mà thay vào đó là rung. Rung tâm thất có thể đe dọa tính mạng và thường có liên quan đến bệnh tim.
Hội chứng này đề cập đến một rối loạn nhịp tim đôi khi gây ra nhịp tim nhanh, không phối hợp có thể dẫn đến ngất xỉu thậm chí đe dọa tính mạng.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra do tính nhạy cảm di truyền hoặc khi dùng một số loại thuốc.
Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các xung điện kích thích các cơn co thắt tim có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Một số yếu tố có thể khiến tim hoạt động không chính xác bao gồm:
Người có sức khỏe tim tốt sẽ hầu như không bị rối loạn nhịp tim lâu dài trừ khi có một tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như rối loạn sử dụng chất hoặc sốc điện.
Tuy nhiên, một vấn đề về tim tiềm ẩn xảy ra khi các xung điện dẫn truyền qua tim không chính xác làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Chứng loạn nhịp tim có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Có thể phát hiện rối loạn nhịp tim khi khám định kỳ hoặc bằng kỹ thuật đo điện tâm đồ (ECG).
Ngay cả khi nhận thấy các triệu chứng, điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Mặt khác, một số người bị rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng có thể không có triệu chứng.
Các triệu chứng phụ thuộc vào loại rối loạn nhịp tim:
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh bao gồm:
Chứng nhịp tim chậm có thể gây ra các triệu chứng sau:
Các triệu chứng rung nhĩ xảy ra thường khởi phát nhanh và có thể liên quan đến:
Một số người có thể không gặp các triệu chứng hoạt động do rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, điều trị vẫn rất cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng sau đó như đột quỵ hay suy tim.
Đột quỵ: Rung tâm nhĩ khiến tim không được bơm máu hiệu quả. Tình trạng này có thể khiến máu tích tụ trong các buồng tim và hình thành huyết khối. Nếu cục máu đông di chuyển đến động mạch não, gây ra tắc nghẽn gây tử vong hoặc đột quỵ. Đột quỵ có thể gây tổn thương não và cần điều trị khẩn cấp.
Suy tim: Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm có thể dẫn đến suy tim. Khi tim bị suy sẽ không thể bơm đủ máu đến cơ thể.
Điều trị rối loạn nhịp tim chỉ cần thiết nếu tình trạng này làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nặng hơn khiến các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây ra các biến chứng khác.
Có một số phương pháp điều trị khác nhau cho nhịp tim nhanh:
Thao tác phế vị (Vagal maneuvers): Các động tác và bài tập cụ thể có thể thực hiện tại nhà có thể ngăn chặn một số rối loạn nhịp tim bắt đầu trên nửa dưới của
Thuốc: Thuốc sẽ không chữa được chứng loạn nhịp tim nhưng thường có hiệu quả trong việc giảm số lần nhịp tim nhanh. Một số loại thuốc cũng tăng cường các xung điện qua tim.
Sốc điện chuyển nhịp (Cardioversion): Bác sĩ có thể sử dụng sốc điện hoặc thuốc để đưa nhịp tim trở về nhịp đều đặn.
Thủ thuật cắt đốt (Ablation therapy): Bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một hoặc nhiều ống thông vào bên trong tim. Ống thông sẽ được đặt vào các khu vực của tim mà nghi ngờ có thể là nguồn gốc của chứng loạn nhịp tim. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng chúng để phá hủy các phần nhỏ của mô bị tổn thương giúp điều chỉnh rối loạn nhịp tim.
Máy khử rung tim (Implantable cardioverter-defibrillator): Thiết bị này được cấy ghép gần xương đòn trái giúp theo dõi nhịp tim. Nếu phát hiện nhịp tim nhanh bất thường, thiết bị này sẽ kích thích tim trở lại tốc độ bình thường.
Thủ thuật Maze: Trong thủ thuật Maze, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra những vết rạch nhỏ trông như mê cung ở các buồng trên của tim bằng cách áp dụng nhiệt hoặc cắt lạnh. Sau đó, chúng sẽ lành thành sẹo và tạo thành các khối dẫn hướng các xung điện, giúp tim đập hiệu quả.
Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, bác sĩ phải xác định nhịp tim bất thường và tìm nguyên nhân gây ra sự bất thường đó. Bằng cách thăm khám lâm sàng, tìm hiểu thông tin, tiền sử bệnh lý, gia đình, chế độ ăn uống và lối sống.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm, kỹ thuật sau đây để hỗ trợ chẩn đoán rối loạn nhịp tim:
Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim của một người:
Một số nguyên nhân có thể khó kiểm soát tuy nhiên có thể thực hiện một vài bước để giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim như duy trì hoạt động thể chất, tránh sử dụng thường xuyên rượu hoặc ma túy và hạn chế lượng caffeine.
Xem thêm: Những điều cần biết về nhịp tim chậm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh