Tỷ lệ mắc tứ chứng fallot là khoảng 1 trên 3000 trẻ sinh sống. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, tứ chứng fallot có tiên lượng khá tốt nếu được phẫu thuật và theo dõi liên tục.
Tứ chứng fallot bao gồm 4 dị tật tim bẩm sinh sau:
Ngoài những dị tật ở trên, các bất thường ở động mạch vành và khuyết tật vách liên nhĩ cũng là những dị tật có thể gặp phải ở những trẻ bị tứ chứng fallot, mặc dù ít gặp hơn. Một số trẻ cũng bị không lỗ van động mạch phổi, do tắc nghẽn hoàn toàn van động mạch phổi hoặc van động mạch phổi không hình thành, làm cản trở dòng máu chảy từ tim đến phổi. Một số trẻ cũng có thể mắc phải các dị tật tim bẩm sinh khác.
Máu chảy đến phổi có thể bị cản trở trong bệnh tứ chứng fallot do hẹp van động mạch phổi và liên quan đến tắc nghẽn đường ra thất phải. Dị tật ở van động mạch phổi và động mạch phổi ở vùng thượng đòn có thể sẽ làm tắc nghẽn đường ra thất phải. Trong trường hợp nghiêm trọng, dòng máu đến phổi có thể sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Trong tứ chứng fallot, khi có tình trạng tắc nghẽn dòng máu đến phổi từ thất phải, máu nghèo oxy sẽ chạy từ thất phải sang thất trái qua lỗ thông liên thất. Do đó, máu nghèo oxy sẽ được bơm từ thất trái đến hệ tuần hoàn. Ngoài ra, tình trạng động mạch chủ cưỡi ngựa quá mức cũng sẽ khiến máu nghèo oxy đi qua lỗ thông liên thất. Luồng máu nghèo oxy từ thất phải sang thất trái đi vào tuần hoàn, có thể khiến lượng oxy trong cơ thể thấp dần, dẫn đến tím tái. Mức độ tím tái sẽ tùy thuộc vào mức độ hẹp van động mạch phổi và mức độ tắc nghẽn đường ra thất phải. Do tắc nghẽn dòng máu từ thất phải, nên sẽ làm tăng áp lực trong thất phải và việc phải bơm máu chống lại áp lực cao có thể dẫn đến phì đại thành tâm thất phải.
Trẻ có ống thông độc mạch (thông giữa 2 mạch máu) có thể không bị tím tái quá nặng trong giai đoạn sớm vì những mạch máu này vẫn cung cấp đủ máu đến phổi. Tuy nhiên, tình trạng tím tái có thể sẽ xuất hiện ngay sau khi ống động mạch đóng lại, thường là trong ngày đầu tiên sinh ra. Nếu trẻ có xuất hiện cơn tím tái do thiếu oxy, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Nguyên nhân chính xác gây ra tứ chứng fallot chưa được biết đến. Có thể là do nhiều yếu tố góp phần, bao gồm cả yếu tố về di truyền và yếu tố về môi trường. Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc tứ chứng fallot ở trẻ :
Gần 25% sô trẻ mắc tứ chứng fallot đều có các dị tật bẩm sinh khác liên quan đến tim mạch. Những trẻ có bất thường về nhiễm sắc thể như mắc hội chứng Down có thể sẽ có nguy cơ cao hơn.
Tứ chứng fallot có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trẻ em. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng như:
Phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị tứ chứng fallot ở trẻ sơ sinh. Các thủ thuật phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị tứ chứng fallot bao gồm:
Nếu tứ chứng fallot không được điều trị, tuổi thọ của trẻ sẽ ngắn hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong những trường hợp không điều trị quan sát được, có hơn 75% sẽ tử vong trong vòng 10 năm đầu đời. Tuy nhiên, những trẻ đã trải qua phẫu thuật, sẽ có hơn 70% sống được đến năm 35 tuổi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh