Yếu tố rhesus, hay yếu tố Rh là một loại protein có thể có trên bề mặt của các tế bào hồng cầu (RBC). Nếu các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên Rh thì được gọi là Rh dương tính và nếu không thì gọi là Rh âm tính.
Điều quan trọng là phải biết yếu tố Rh của một người để đảm bảo rằng họ nhận được máu tương thích trong quá trình truyền máu.
Phân loại nhóm máu là một hệ thống phân loại máu dựa trên các kháng nguyên có hoặc không có trên bề mặt của hồng cầu. Cách tiếp cận nhóm máu này có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra do tương tác giữa các nhóm máu không tương thích.
Trong bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của yếu tố Rh và nhóm máu.
Yếu tố Rh là một protein di truyền có thể hiện diện trên bề mặt của hồng cầu. Có 5 loại kháng nguyên Rh chính trên hồng cầu, trong đó quan trọng nhất là kháng nguyên Rh D. Kháng nguyên Rh D là kháng nguyên sinh miễn dịch cao nhất, có nghĩa là nó có thể gây ra phản ứng miễn dịch.
Một người thừa hưởng yếu tố Rh từ cha mẹ riêng biệt với nhóm máu ABO.
Các tế bào hồng cầu chứa protein hoặc kháng nguyên trên bề mặt cho phép xác định nhóm máu. Sự vắng mặt hoặc hiện diện của kháng nguyên A hoặc B và yếu tố Rh có thể giúp phân loại nhóm máu. Những người không có kháng nguyên A hoặc B trên bề mặt hồng cầu có nhóm máu O. Việc kết hợp các hệ thống này tạo ra tám nhóm máu phổ biến nhất bao gồm:
Dấu hiệu (+) hoặc (-) bên cạnh nhóm ABO đề cập đến tình trạng Rh và kháng nguyên RhD có hiện diện hay không. Mặc dù Rh dương tính thường gặp hơn, nhưng Rh âm tính không phải một tình trạng bệnh tật và thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của một người. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tương thích của một người với các nhóm máu khác, ảnh hưởng đến loại máu mà họ có thể nhận được.
Phân loại nhóm đề cập đến việc phân loại máu dựa trên các kháng nguyên có trên bề mặt của hồng cầu. Ngoài yếu tố Rh, người ta cũng có thể sử dụng hệ thống ABO để xác định nhóm máu. Tuy nhiên, 30 nhóm máu đã biết bao gồm hơn 600 cấu trúc kháng nguyên, có nghĩa là một số người có thể có nhóm máu hiếm.
Xác định nhóm máu là điều cần thiết để tương thích. Nếu hệ thống miễn dịch phát hiện ra các kháng nguyên trong máu không tương thích, nó sẽ nhận ra những tế bào hồng cầu lạ và tiêu diệt chúng, điều này có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Yếu tố Rh là một trong những loại kháng nguyên mà các bác sĩ sử dụng để xác định sự tương thích máu. Kiểm tra khả năng tương thích của máu là một xét nghiệm thường xuyên được sử dụng trước khi mang thai, truyền máu và hiến máu.
Nếu một người gặp phải tình trạng không tương thích Rh khi mang thai - ví dụ: nếu người mẹ mang thai có Rh (-) và thai nhi có Rh (+) - thì có thể tạo ra kháng thể kháng D. Điều này có thể gây ra các biến chứng với những lần mang thai sau này.
Ngoài ra, yếu tố Rh rất quan trọng trong việc hiến máu và truyền máu. Ví dụ, một người Rh (-) chỉ có thể nhận được máu Rh (-). Nếu không, họ có thể gặp phản ứng truyền máu tan máu, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Biến chứng chính liên quan đến các yếu tố Rh liên quan đến những người có Rh (-) gặp máu Rh (+) và tạo ra kháng thể kháng D để đáp ứng. Điều này có thể xảy ra trong khi mang thai hoặc nếu một người vô tình nhận được máu không tương thích trong quá trình truyền máu.
Khi một người mang Rh (-) với thai nhi Rh (+), cơ thể của họ sẽ nhận ra máu Rh (+) là ngoại lai và tạo ra kháng thể kháng D. Những kháng thể này có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào máu của thai nhi.
Các vấn đề sức khỏe thường không xảy ra trong lần mang thai đầu tiên của người mẹ có Rh (-) với thai nhi Rh (+), vì cơ thể không có khả năng sản xuất đủ kháng thể kháng D. Tuy nhiên, nếu không điều trị, những lần mang thai sau này có thể gặp nhiều rủi ro.
Sự tấn công của các kháng thể kháng D vào các tế bào máu của thai nhi có thể dẫn đến bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh.
Khi các hồng cầu bị phá hủy, chúng sẽ giải phóng bilirubin, có thể gây vàng da. Do số lượng hồng cầu thấp hơn, thai nhi cũng có thể bị thiếu máu và các cơ quan của chúng to ra (ví dụ lách to). Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến thai chết lưu.
Tương tự, những người có Rh (-) được truyền máu có Rh (+) có thể gặp phải một phản ứng truyền máu không tương thích, được gọi là phản ứng truyền máu tan máu cấp tính. Phản ứng này có thể tạo ra một số triệu chứng và nhanh chóng tiến triển thành sốc.
Nếu một người không biết về tình trạng Rh của mình, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm sàng lọc Rh. Xét nghiệm này sử dụng một mẫu máu để xác định xem liệu hồng cầu có kháng nguyên Rh hay không. Xét nghiệm này cũng có thể thực hiện trước khi sinh để xác định tình trạng Rh của thai nhi trong thời kỳ mang thai.
Mọi người có thể cân nhắc thực hiện xét nghiệm sàng lọc Rh nếu dự định mang thai, cần truyền máu hoặc hiến máu.
Mỗi lần hiến máu sẽ trải cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc yếu tố Rh, cũng như xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khác nhau, để đảm bảo rằng máu được hiến an toàn cho người nhận.
Yếu tố Rh là một kháng nguyên có thể có có trên bề mặt hồng cầu. Những người có kháng nguyên này là Rh (+), trong khi những người không có là Rh (-). Biết tình trạng Rh là chìa khóa để xác định được khả năng tương thích máu.
Sự tương thích này đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và khi được truyền máu. Trong trường hợp máu không tương thích, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên Rh. Các kháng thể này sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu mang kháng nguyên Rh, có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh