Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 1,13 tỷ người trên toàn cầu đang phải sống chung với bệnh tăng huyết áp. Nếu không được kiểm soát tốt, tăng huyết áp có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm khác, làm tăng nguy cơ tử vong sớm cho người bệnh.
Bên cạnh việc kiểm soát căng thẳng, kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày, bạn cũng nên chú ý một số yếu tố không ngờ có thể khiến huyết áp tăng cao dưới đây để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn:
Trên thực tế, đường còn có thể có hại hơn muối khi đề cập tới tình trạng tăng huyết áp. Đặc biệt, bạn nên cẩn trọng với đường tinh luyện.
Theo đó, ăn quá nhiều đường tinh luyện có thể làm tăng cả chỉ số huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương. Uống 700ml các loại đồ uống có gas có thể làm tăng huyết áp tâm thu thêm 15mmHg, làm tăng huyết áp tâm trương thêm 9mmHg.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, duy trì các mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người cô đơn có thể bị tăng huyết áp tâm trương thêm 14mmHg trong khoảng thời gian 4 năm. Nguyên nhân là bởi thường xuyên cảm thấy bất an, lo sợ bị từ chối, cảm giác thất vọng… có thể tạo ra những thay đổi tiêu cực trong cơ thể.
Các cơn đau cấp tính, đột ngột (do chấn thương, sốc điện…) có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, đồng thời khiến huyết áp tăng lên.
Đã bao giờ bạn thấy chỉ số huyết áp của mình khi đi khám sức khỏe có xu hướng cao hơn so với khi tự đo ở nhà? Tình trạng này còn được gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng (white coat hypertension).
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, chỉ số huyết áp tâm thu thường cao hơn 10mmHg, chỉ số tâm trương cao hơn 5mmHg khi bạn đo huyết áp tại bệnh viện, phòng khám…
Tình trạng tăng huyết áp đột biến này thường do sự căng thẳng từ môi trường xung quanh gây ra. Tăng huyết áp áo choàng trắng thường chỉ mang tính tạm thời và được coi là vô hại. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, tình trạng này vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về lâu dài.
Khi bị mất nước, thiếu nước, các mạch máu trong cơ thể sẽ trở nên cứng hơn. Nguyên nhân là bởi khi lượng nước trong các tế bào giảm xuống, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến tuyến yên, kích thích tuyến yên sản sinh ra các chất gây co mạch máu.
Ngoài ra, khi cơ thể bị thiếu nước, mất nước, thận cũng sẽ không sản xuất đủ nước tiểu. Điều này có thể khiến nước tiểu bị tích tụ lâu trong cơ thể.
Tất cả những yếu tố này đều có thể làm gia tăng áp lực lên các mạch máu nhỏ trong tim và não, làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh