Viêm cơ tim (VCT) là bệnh lý viêm lớp cơ dày của thành tim. Khi bệnh nặng, tác dụng bơm của tim suy yếu đi và tim không còn khả năng cung cấp nguồn máu giàu oxygen cho phần còn lại của cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tim gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
• Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng; nhiễm virus Coxsakie virus B, Adenovirus, virus cúm, virus Dengue và virus viêm gan C, virus HIV; các chủng interovirus như Coxsakie B3 và B4.
• Suy dinh dưỡng, tập luyện hay làm việc quá sức.
• Stress làm thay đổi đáp ứng tự miễn dịch.
• Biến chứng viêm cơ tim cấp do thấp khớp cấp, thương hàn, bạch hầu…
• Đau ngực mơ hồ; khó thở, đặc biệt khi vận động thể lực
• Mệt mỏi.
• Loạn nhịp tim: Quá nhanh (120-140) hoặc quá chậm (40-30).
• Hạ huyết áp, huyết áp tối đa có khi xuống 90-80 mmHg.
• Tùy theo mức độ bệnh, có thể gặp gan to, phù cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân, cơ thể giữ nước, xung huyết đáy phổi, đái ít, môi tím, tĩnh mạch cổ nổi.
• Nếu bệnh chuyển biến xấu, nhịp tim tăng nhanh, tiếng tim đập yếu, huyết áp hạ, mạch rất nhỏ. Có thể khiến ngất nhiều lần khi cử động mạnh, thậm chí mất ý thức đột ngột.
• Nhức đầu, đau nhức, đau khớp, sốt, viêm loét họng hoặc tiêu chảy.
• Viêm màng bao tim, tràn dịch màng bao tim gây đau nhói ở giữa ngực.
Riêng với trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao, chán ăn, khó thở, tím tái.
• Bảo vệ mình khỏi côn trùng hút máu.
• Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là bệnh Rubella và cúm.
• Từ 40 tuổi, nên khám tim mạch định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh.
• Cảnh giác khi thấy mệt mỏi, đau ngực và cảm thấy khó thở ngay cả ở mức nhẹ.
• Tránh tiếp xúc với những người đang bị nhiễm siêu vi hoặc hội chứng giống cảm cúm. Cách ly người bệnh để tránh phơi nhiễm cho người khác.
• Vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên để phòng tránh bệnh lan rộng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh