Rối loạn giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ

Các dạng rối loạn giấc ngủ thường được chia làm 2 loại:

  • Rối loạn giấc ngủ liên quan đến chức năng thở - ví dụ chứng ngưng thở khi ngủ - cản trở đến chức năng thở của bạn
  • Rối loạn liên quan khi thức – ví dụ mất ngủ, hội chứng chân yên khi ngủ - ảnh hưởng đến thời gian ngủ.

Rôi loạn giấc ngủ và nguy cơ đột quỵ

Dựa trên một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Neurology, rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ và mất ngủ liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ - và có vai trò trong phục hồi sau đột quỵ. Hàng loạt nghiên cứu được tiền hành để tìm ra mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ và đột quỵ, và kết hợp dữ liệu nghiên cứu để phân tích tổng quát. Họ đã tìm thấy bằng chứng liên quan cùng với mức độ hồi phục sau đột quỵ của bệnh nhân.

  • Khó thở tắc nghẽn khi ngủ là dạng phổ biến nhất của rối loạn chức năng thở.
  • Rối loạn chức năng thở khi ngủ diễn biến thường xuyên ở bệnh nhân đột quỵ, khoảng 53% bệnh nhân có triệu chứng khó thở - thở kém sau 4 tuần.
  • Ngủ nhiều xuất hiện sau một vài kiểu đột quỵ nhất định, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Có đến một nửa bệnh nhân đột quỵ bị mất ngủ trong những tháng đầu sau đó, ⅔ mất ngủ trước khi bị đột quỵ. 12-13% mắc hội chứng chân không yên khi ngủ trong vài tuần đầu sau đó.

 

Sàng lọc các rối loạn thở liên quan đến giấc ngủ

Dựa trên phản hồi báo cáo, các nhà nghiên cứu khuyến cáo người từng bị tai biến hoặc “nhồi máu cơ tim mức độ im lặng” nên được đi sàng lọc rối loạn giấc ngủ. Bác sỹ Dirk, tác giả nghiên cứu từ bệnh viện đại học Essen, Đức, tuyên bố “mặc dù rối loạn giấc ngủ rất phổ biến sau cơn tai biến, nhưng rất ít bệnh nhân đi sàng lọc”. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy thói quen này nên thay đổi, vì những người có rối loạn giấc ngủ thường dễ bị đột quỵ hoặc các hậu quả xấu khác hơn những người có giấc ngủ bình thường. Ông cũng đề xuất người mắc bệnh ngưng thở khi ngủ, nên được điều trị bằng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) dựa trên các bằng chứng thực tế về hiệu quả của nó sau cơn tai biến.

Mặc dù rối loạn giấc ngủ khi thức có thể làm tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ, bằng chứng vẫn chưa thực sự rõ ràng và các nhà nghiên cứu cảnh báo không nên kê đơn điều trị chứng này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top