Khi rối loạn mỡ máu (RLMM) đi kèm cao huyết áp càng làm gia tăng biến chứng nguy hiểm trên người bệnh.
Tại Việt Nam, RLMM được nhắc đến ngày một nhiều bởi số lượng người bệnh ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Công bố sau 3 năm khảo sát từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia mới đây cho thấy khoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25 - 74 bị RLMM. Ở Hà Nội và TP HCM, tỉ lệ này lên đến 45%.
Tình trạng RLMM kéo dài dẫn đến cao huyết áp cũng ngày càng phổ biến. Cholesterol tăng cao sẽ lắng đọng trong thành mạch, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp mạch máu.
Để cung cấp đầy đủ nhu cầu máu cho toàn bộ cơ thể, tim phải tăng nhịp đập, tăng sức co bóp cơ tim... dẫn đến cao huyết áp.
Ngoài ra, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm cao huyết áp. Đồng thời, bản thân cao huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu và các LDL dư thừa trong máu dễ dàng xâm nhập làm nặng hơn tình trạng xơ vữa, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sự góp mặt của cả cao huyết áp và RLMM càng thúc đẩy nhanh quá trình vữa xơ động mạch, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận…
Cao huyết áp ngày càng được quan tâm là do tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Theo ước tính, thế giới hiện có 1 tỷ người bị cao huyết áp. Con số này tại Việt Nam là khoảng 25 triệu người. WHO dự báo đến năm 2025, khoảng 1,56 tỉ người trên thế giới bị mắc căn bệnh không lây khủng khiếp này.
Các bác sĩ cho biết, dù rất nguy hiểm nhưng trên thực tế, RLMM và cao huyết áp đều chưa được quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam, có đến hơn 70% bệnh nhân không kiểm soát tốt.
Thực tế, cao huyết áp là bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh phải sống chung với nó đến hết cuộc đời. Vì vậy, người bệnh cần được kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là RLMM để bảo vệ và duy trì sức khỏe, ngăn ngừa các biến chứng và nguy cơ tử vong.
Con đường từ RLMM đến cao huyết áp cùng nhiều biến chứng khác thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ, khiến gia tăng tỉ lệ người bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu giúp ngăn ngừa biến chứng não và tim mạch hiệu quả hơn so với việc chỉ kiểm soát huyết áp.
Trong cơ thể, chỉ có 20% lượng cholesterol có nguồn gốc từ ăn uống, còn lại đến 80% lượng cholesterol là do sự tự tổng hợp, chuyển hóa bên trong. Do đó, dù không trực tiếp ăn nhiều thực phẩm chứa cholesterol thì con người vẫn có nguy cơ thừa cholesterol và RLMM.
Bên cạnh đó, khi cơ thể khỏe mạnh, các receptor tế bào hoạt động tốt, sẽ giúp tế bào tiếp nhận LDL - cholesterol hiệu quả, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol thành năng lượng và thực hiện nhiều chức năng sinh tồn cho cơ thể. Tuy nhiên, đến lúc cơ thể suy yếu, sự chuyển hóa không còn tốt khiến các receptor tế bào kém dần hoạt động, làm cholesterol không vào được trong tế bào, khiến lượng cholesterol trong máu tăng, dẫn đến hình thành các mảng vữa xơ động mạch, dễ gây cao huyết áp và các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc hỗ trợ cơ thể tự điều hòa cholesterol là rất cần thiết.
Hiện nay, các nhà khoa học tinh chiết thành công GDL-5 có nguồn gốc từ policosanol thiên nhiên giúp cơ thể tự điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL, đồng thời tăng số lượng HDL trong máu nên giúp kiểm soát mỡ máu an toàn và ổn định huyết áp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh