Triệu chứng của tình trạng sa van hai lá

Nếu bạn mắc phải vấn đề này của van tim, bạn có thể sẽ tự thắc mắc rằng, liệu nguy cơ của việc phẫu thuật tim là gì và liệu có thể thay van hai lá ở tim hay không? Một nghiên cứu lâm sàng xuất bản tháng 3 năm 2016 trên tạp chí Circulation có thể sẽ giúp bạn không chỉ trả lời được câu hỏi này mà còn có thể giúp bạn hiểu hơn về những tình trạng phức tạp hơn về van hai lá ở tim.

Sa van hai lá ở tim xảy ra với khoảng 2-3% dân số Mỹ. Tình trạng này sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề tim mạch như nhịp tim bất thường, nhiễm trùng van tin và trào ngược van tim.

Nhưng trước hết, bạn cần hiểu rõ về van tim và sa van hai lá ở tim.

Van tim hoạt động như thế nào?

Trái tim của bạn có 4 ngăn: 2 ngăn trên là tâm nhĩ, và 2 ngăn dưới là tâm thất. Các ngăn tim sẽ được đặt tên theo bên trái – phải: bao gồm tâm thất trái, thất phải, nhĩ trái và nhĩ phải.

Giữa các tâm thất và các tâm nhĩ là 2 van tim được gọi là van nhĩ thất. Van nhĩ thất phải được gọi là van ba lá vì có 3 lá van tim khi đóng vào. Van nhĩ thất trái được gọi là van 2 lá vì van tim này chỉ có 2 lá.

Máu sẽ rời tâm thất phải để đi vào phổi, tại phổi, máu sẽ được bổ sung oxy thông qua van động mạch phổi. Sau đó, máu sẽ rời tâm thất trái thông qua van động mạch chủ để đi nuôi dưỡng cơ thể.

Vì áp lực máu trong phổi rất thấp, nên phần bên phải của trái tim là phần có áp suất thấp hơn. Áp suất máu ở phía bên trái cao hơn, nghĩa là các van ở phía bên trái sẽ đóng vào khó khăn hơn. Áp suất máu tại phần bên trái của tim chính là huyết áp mà chúng ta vẫn thường hay đo.

Và như đã nói ở trên, trái tim đạp khoảng hơn 100.000 lần một ngày. Nếu tim không đập bình thường, và một trong hai van tim bị hẹp hoặc đóng không chặt, thì bác sỹ có thể sẽ nghe thấy tiếng thổi tim. Thời gian, cường độ và vị trí tiếng thổi sẽ giúp bác sỹ biết được van tim nào đang bị ảnh hưởng, và van tim đó bị hẹp hay bị đóng không chặt.

 

Van hai lá bị sa như thế nào?

Van hai lá là van sẽ đóng lại khi tâm thất trái bắt đầu co bóp để đẩy máu đi khắp cơ thể. Một tình trạng phổ biến được gọi là van hai lá có dạng nhầy (myxomatous) có thể sẽ xảy ra khi van hai lá không đóng chặt vì các lá có các mô thừa. Khi van hai lá dạng nhầy đóng vào và tâm thất co bóp, áp lực đặt lên van tim sẽ khiến van tim sa vào tâm nhĩ trái.

 

Triệu chứng của tình trạng sa van hai lá

Mặc dù sa van hai lá thường không gây ra triệu chứng gì, nhưng nếu van bắt đầu đóng không chặt và bắt đầu sa ngược lên, thì các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Tim có thể chịu đựng được tìnht rạng van đóng không chặt (bị rò rỉ) nhiều hơn là tình trạng hẹp van tim. Vì vậy, các triệu chứng của tình trạng trào ngược van tin thường sẽ phát triển dần dần.

Triệu chứng của sa van hai lá đi kèm với trào ngược van tim có thể bao gồm:

  • Cảm thấy lo âu
  • Nhịp tim bất thường
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Đau ngực

 

Biến chứng sau khi sa van hai lá

Một số biến chứng về sức khỏe có thể sẽ phát triển khi van hai lá của tim bị sa.

  • Nhịp tim bất thường: Thường xuất hiện tại các ngăn trên của tim và không phải là tình trạng đe dọa tính mạng. Bạn có thể sẽ cần làm điện tâm đồ để đảm bảo rằng, tình trạng rò rỉ ở van tim không diễn biến nặng hơn. Nếu có, bạn có thể sẽ bị nhịp tim bất thường ở cả ngăn tim trên và dưới. Và bất thường về nhịp tim tại các ngăn dưới có thể là tình trạng đe dọa tính mạng
  • Viêm nội tâm mạc: Van tim bất thường, bị rò rỉ có thể gây ra tình trạng chảy máu hỗn loạn, và làm tổn thương bề mặt van tim bên trái. Khi tình trạng này xảy ra, nguy cơ nhiễm trùng van tim (còn gọi là viêm nội tâm mạc) có thế sẽ tăng lên. Để dự phòng biến chứng này, các bác sỹ thường sẽ kê kháng sinh trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa và y khoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kháng sinh chỉ được kê cho những người có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc
  • Trào ngược van tim: Biến chứng phổ biến nhất của tình trạng sa van hai lá ở tim là trào ngược van hai lá. Nam giới, đặc biệt là những người trên 50 tuổi bị tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị trào ngược cao hơn. Nếu tình trạng này nặng hơn hoặc biểu hiện triệu chứng, phẫu thuật mở tim có thể sẽ cần được tiến hành.

Nếu tình trạng trào ngược van tim của bạn nặng, hãy cân nhắc đến lựa chọn phẫu thuật sớm và lựa chọn các trung tâm tim mạch cũng như các bác sỹ uy tín, thường xuyên tiến hành phẫu thuật dạng này. Phẫu thuật sửa chữa van tim là lựa chọn tốt hơn so với việc thay van tim nhân tạo, nếu van tim của bạn vẫn có thể sửa chữa được.

 

Nguy cơ của các vấn đề về van tim nghiêm trọng hơn

Trở lại với nghiên cứu trên tạp chí Circulation: Các nhà nghiên cứu lượng giá 261 người bị sa van hai lá, đã từng tham gia vào nghiên cứu tim mạch Framingham trước đó và là những người thường xuyên siêu âm tim trong khoảng thời gian 16 năm.

Trong thời gian này, tình trạng sa van hai lá tiến triển thành trào ngược van tim với 34% số người bệnh. Trong số đó, 17% sẽ tiến triển thành tình trạng trào ngược trung bình và nặng. 8 bệnh nhân (11%) đã trải qua phẫu thuật van hai lá ở tim, 12% số bệnh nhân phát triển tình trạng rung nhĩ.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã xem xét các yếu tố nguy cơ có thể dự báo trước các rối loạn chức năng của van tim và tình trạng trào ngược van tim. Dưới đây là kết quả:

  • Tiền sử gia đình đóng một vai trò quan trọng. Có cha mẹ bị sa van hai lá sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sa van hai lá ở người con
  • Các yếu tố chính để bệnh tiến triển bao gồm béo phì, tăng huyết áp (cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương)
  • Những người bị sa van tim tiến triển và dày van tim là những người có tỷ lệ tiến triển thành trào ngược van tim cao nhất.

Nghiên cứu này đưa ra rất nhiều thông tin quan trọng của tình trạng sa van hai lá ở tim: Đây là bệnh di truyền trong gia đình, do vậy, những người thân của người bệnh bị sa van hai lá nên được khám sàng lọc. Rối loạn chức năng van tim tiến triển ngày nay đang trở nên phổ biến hơn. Do vậy, thường xuyên siêu âm tim để sàng lọc các tình trạng về van tim nên được cân nhắc.

Nếu bạn bị sa van hai lá và muốn giảm nguy cơ trào ngược van hai lá, hãy thực hiện các biện pháp dự phòng ngay hôm nay:

  • Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh
  • Luyện tập thể thao
  • Ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh
  • Giảm huyết áp

Ngoài ra, đến gặp bác sỹ để được điều trị sớm nhằm làm giảm áp lực lên van tim của bạn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top