✴️ Vi khuẩn đường ruột và điều trị bệnh tim mạch (thông tin cho cộng đồng) - BS Bùi Anh Triết

Nội dung

Nhiều nghiên cứu khoa học mới chỉ bắt đầu nhận ra những gì chúng làm và những phát hiện hiện thú vị  gần đây cho thấy một ngày nào đó chúng có thể giữ vai trò trong điều trị bệnh lý tim mạch.

Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ ở Mỹ, khoảng 610.000 người mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC). Còn ở nước ta, trung bình, cứ 4 người lớn có ít nhất từ 1 - 2 người mang nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tim mạch là xơ vữa động mạch, đó là khi các động mạch trở nên cứng lại do sự tích tụ mảng bám. Động mạch mang máu giàu oxy đến tất cả các cơ quan của chúng ta, bao gồm cả tim và não, và theo thời gian các mảng bám có thể từ từ gây hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu quan trọng này, sau đó có thể dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Mối liên quan giữ chế độ ăn và nguy cơ tim mạch

Chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol được xem như là một yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch, một chế độ ăn đặc biệt như chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediaterrannean diet) lại thực sự thúc đẩy sức khỏe tim mạch.

Phong cách ăn uống này áp dụng từ văn hóa ẩm thực phổ biến của người gốc Địa Trung Hải. Tập trung vào dầu oliu và rượu đỏ, chế độ ăn Địa Trung Hải bỏ qua các hướng dẫn nghiêm ngặt về calori hay lượng chất béo nhập vào cơ thể mà thay vào đó khuyến khích chế độ ăn lành mạnh với trái cây, rau quả, các loại hạt và cá tươi cùng thảo mộc và gia vị. Gần đây, các bác sĩ đã xác định được các thành phần trong chế độ ăn uống không chỉ giúp phòng ngừa bệnh lý tim mạch mà còn có tiềm năng mở ra hướng điều trị bệnh lý tim mạch dựa vào các vi khuẩn đường ruột mà không cần dùng các loại thuốc đặc hiệu có tác động toàn cơ thể.

Vài năm trước, một nhóm nghiên cứu Cleveland Clinic (Mỹ) phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu chất béo động vật, bao gồm trứng, thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ kích hoạt quá trình trao đổi chất trong quá trình tiêu hóa góp phần vào sự phát triển của bệnh tim.

Quá trình tiêu hóa những thực phẩm này sẽ sản sinh ra rất nhiều choline, lecithin và carnitine. Vi khuẩn trong ruột chuyển các chất này thành một chất được gọi là trimethylamine (hoặc TMA). Khi sự trao đổi chất tiếp diễn, TMA được chuyển đổi bởi các enzyme thành trimethylamine N-oxide, hoặc TMAO, một sản phẩm phụ không tốt cho cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nồng độ TMAO trong máu tăng lên có liên quan đến tốc độ xơ vữa động mạch ở chuột và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người.

Nói một cách đơn giản, vi khuẩn đường ruột của chúng ta chuyển hóa thức ăn thành một chất và quá trình chuyển hóa chất này liên quan đến sự phát triển của bệnh lý tim mạch. Cho đến nay, người ta đã nghiên cứu các cách để ngăn chặn các enzyme chuyển đổi TMA thành TMAO, nhưng không thành công trong việc tìm ra một giải pháp mà không gây ra các tác dụng phụ khác.

Một số giải pháp về ăn uống có thể cân nhắc:

  • Thực đơn điển hình gồm nhiều loại trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn.
  • Nguyên vật liệu bao gồm mì Ý nguyên cám, ngũ cốc, gạo và bánh mì.
  • Thịt đỏ ăn giới hạn không quá một vài lần mỗi tháng.
  • Cá nước ngọt nướng ít nhất hai lần một tuần.
  • Bơ được thay thế bằng dầu ôliu siêu nguyên chất hoặc nguyên chất.
  • Các loại thảo mộc và gia vị được sử dụng kết hợp với dầu ô liu để thêm hương vị cho trái cây, rau và mì ống nguyên cám.
  • Đồ ăn nhẹ bao gồm các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hoặc quả hồ trăn.
  • Lượng rượu vang vừa phải - giới hạn hàng ngày không quá 5 oz. cho tất cả phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi và 10 oz. cho những người đàn ông trẻ hơn. ( 1oz = 29,57 ml)

Vì vậy, lần tới khi bạn đi ăn với bạn bè, hãy nhìn vào thực đơn và nghĩ, "Có thể vi khuẩn của tôi muốn ăn gì?"

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top