✴️ Bơm Surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Surfactant là hợp chất lipoprotein, do phế bào II sản xuất ra, cần thiết cho hoạt động của phổi trẻ sau khi sinh.
  • Sự thiếu hụt surfactant tiên phát ở trẻ đẻ non gây nên hội chứng SHH ở trẻ sinh non (bệnh màng trong). Sự thiếu hụt surfactant thứ phát xảy ra khi surfactant phổi bị bất hoạt bởi sự mất protein, nhiễm trùng, hoặc hít phân su.

 

II.   CHỈ ĐỊNH BƠM SURFACTANT

1. Bệnh màng trong

Điều trị dự phòng, điều trị bệnh, điều trị nhắc lại.

2. Điều trị hội chứng hít phân su

3.   Cân nhắc điều trị trong một số trường hợp

Chảy máu phổi, viêm phổi nặng

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định đặc hiệu.

 

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

01 bác sĩ thực hiện bơm thuốc, 1 điều dưỡng phụ giúp.

2.   Phương tiện

2.1.   Dụng cụ theo dõi
  • Máy theo dõi nhịp tim, SpO2.
  • Máy thở.
  • Huyết áp động mạch (nếu có).
  • Máy phân tích khí máu.
  • Xquang tại giường (nếu có).
2.2.   Dụng cụ bơm
  • Dụng cụ vô khuẩn

     + Kim lấy thuốc.

     + Bơm tiêm 5ml

     + Ống thông sonde dạ dày số 6.

     + Kéo vô khuẩn.

     + Ống nội khí quản (NKQ) kích cỡ phù hợp.

     + Dụng cụ cấp cứu: cán, lưỡi đặt NKQ, bóng bóp, dây oxy, mask.

     + Sonde hút.

     + Găng vô khuẩn.

     + Săng vô khuẩn.

     + Dụng cụ sạch

     + Máy hút.

     +.Găng sạch.

     + Dụng cụ khác

     + Thuốc theo y lệnh: thuốc Surfactant loại có tại bệnh viện (Curosurf, Newfactan, Survanta, Alvofact), làm ấm thuốc ở nhiệt độ phòng.

     + NaCl 0,9%.

3.   Bệnh nhi

  • Giải thích cho người nhà bệnh nhi thủ thuật sắp làm.
  • Đảm bảo thân nhiệt, điều chỉnh các rối loạn toan kiềm, điện giải, đường huyết ổn định trước bơm.
  • An thần tốt, đặt NKQ đúng vị trí, hút NKQ trước bơm.

4.   Hồ sơ bệnh án

     Ghi đầy đủ y lệnh

 

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ, bệnh án

2.   Kiểm tra người bệnh

3.   Thực hiện kỹ thuật

3.1.   Bơm Curosurf
  • Đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đeo găng vô khuẩn.
  • Cắt ống sonde đến chiều dài xác định, ngắn hơn ống NKQ 0,5 – 1cm.
  • Lấy thuốc vào 1 xi lanh, nối xi lanh với ống sonde, bơm curosurf thuốc từ từ vào sonde để đẩy hết khí trong sonde.
  • Người phụ tháo máy thở ra khỏi ống NKQ để bác sĩ đưa sonde đã có Curosurf vào trong ống NKQ, bơm thuốc nhanh trong 2 – 3 giây.
  • Rút ống sonde ra, nối lại NKQ vào máy thở, chỉnh áp lực vừa đủ để đẩy hết thuốc vào phổi. Không hút NKQ trong vòng 1h sau khi bơm surfactant trừ khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở rõ ràng.
  • Kiểm tra khí máu 1-2 giờ sau bơm, kiểm tra xquang 2-6 giờ sau bơm.
  • Điều chỉnh máy thở, duy trì PaO2>55mmHg, PCO2 35-45mmHg và pH > 7,3.
3.2.   Bơm Newfactan và Survanta
  • Các bước tương tự như với bơm Curosurf, tuy nhiên các loại Surfactant này có có thể tích lớn nên có một số điểm khác sau

     + Pha thuốc Newfactan, Alvofact theo hướng dẫn riêng cho từng loại. Survanta đã có sẵn ở dạng hỗn dịch. Chia thuốc vào 3 xi lanh.

  • Bơm thuốc ở 3 tư thế: bệnh nhi nằm ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái. Mỗi tư thế, bơm thuốc qua ống NKQ trong 2 -3 giây. Chờ trong 30 giây đến 2 phút hoặc chờ đến khi bệnh nhi ổn định giữa các lần bơm thuốc.

 

VI.   THEO DÕI

  • Các thông số máy thở, tình trạng bệnh nhi, SpO2 và khí máu.
  • Trước lúc bơm cài đặt máy thở với tần số 40-60 lần/p, Ti 0,5giây, FiO2 vừa đủ để duy trì SaO2 > 92%.
  • Điều chỉnh FiO2, áp lực đường thở phù hợp sau bơm tùy theo SpO2, kết quả khí máu.

​​​​​​​

VII.   TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1.   Trong khi bơm Surfactant

  • Giảm bão hòa O2: thường thoáng qua và cần tăng tạm thời FiO2 , áp lực máy thở, hoặc tạm ngừng bơm Surfactant.
  • Nhịp tim chậm: có thể liên quan với giảm bão hòa O2 hoặc kích thích dây thần kinh phế vị, nên tạm ngừng bơm Surfactant.
  • Tăng PCO2: do tắc nghẽn đường thở tạm thời bởi Surfactant.
  • Rò surfactant xung quanh ống NKQ vào vùng hầu họng do ống NKQ quá nhỏ.
  • Thuốc chỉ vào 1 phổi: do ống NKQ đi vào nhánh phế quản chính phải, hoặc trẻ chưa nằm ở tư thế đúng.

2.   Sau khi bơm Surfactant thuốc

  • Hạ huyết áp: do giảm thể tích, ống động mạch lớn, giảm chức năng cơ tim. Điều trị NaCl 0,9%: 10ml/kg bolus, nếu thất bại cần sử dụng thuốc vận mạch
  • Tràn khí màng phổi: do thuốc chỉ vào 1 phổi. Xử trí: chọc hút khí qua da hoặc mở dẫn lưu màng phổi tối thiểu hút khí liên tục.
  • Chảy máu phổi: do ống động mạch ĐM lớn. Xử trí: tăng PEEP hoặc HFO + bơm surfactant, truyền tiểu cầu, plasma tươi 10-15ml/kg, sau đó điều trị đóng ống ĐM.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top